Thứ Ba, 17/05/2016 18:28

Chỉ số điều chỉnh Thông tư 36: Phù hợp với thông lệ quốc tế

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước TP. Hồ Chí Minh (NHNNTP) đã chính thức có văn bản trả lời kiến nghị của Hiệp hội bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh (HoREA) liên quan đến việc sửa đổi Thông tư 36.

* Thông tư 36 không làm thanh khoản thị trường chứng khoán sụt giảm?

* ửa đổi Thông tư 36 sẽ tác động không tích cực đến cổ phiếu BĐS trong dài hạn

* Thông tư 36 sắp có hiệu lực, công ty chứng khoán trấn an nhà đầu tư?

Văn bản này ghi rõ các chỉ số điều chỉnh trong dự thảo Thông tư 36 theo hướng giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% đồng thời nâng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS từ 150% lên 250% là phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cụ thể vào ngày 10/5/2016, sau khi nhận được đề xuất kiến nghị của HoRea về cơ chế chính sách sửa đổi bổ sung đối với dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN), NHNNTP đã báo cáo ý kiến của HoRea về NHNN xử lý. Tuy nhiên, trong vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng ngân hàng trên địa bàn, NHNNTP cũng có một số ý kiến trao đổi xoay quanh vấn đề này.

Theo đó, việc NHNN đưa ra dự thảo chỉnh sửa các nội dung trên, không ngoài mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nhằm hạn chế rủi ro do tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như lĩnh vực kinh doanh BĐS. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triển an toàn, bền vững. Bài học tăng trưởng tín dụng nóng, tăng trưởng nóng của thị trường BĐS trong những năm qua, vẫn còn nguyên giá trị và hiện nay vấn đề nợ xấu vẫn đã và đang là vấn đề cần quan tâm giải quyết của hệ thống ngân hàng, của Chính phủ.

Theo NHNNTP, các chỉ số hiện nay (tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 60% và tỷ lệ trích lập sự phòng 150%) là các tỷ lệ cho giai đoạn khó khăn vừa qua, nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng cũng như tạo điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh, và các thị trường nói chung trong đó có thị trường BĐS. Khi thị trường phục hồi, ổn định cần phải có sự điều chỉnh, để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, gián tiếp tạo sự ổn định bền vững cho kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong các năm tiếp theo. Từ những lập luận đó, NHNNTP cho rằng sự điều chỉnh của NHNN là phù hợp. Tuy nhiên, cần cân nhắc có lộ trình thực hiện (1-2 năm) tránh để xảy ra rủi ro chính sách và gây ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

Vân Hằng

kt&đt

Các tin tức khác

>   TPHCM ban hành Quy định hạn mức đất ở (17/05/2016)

>   Mật độ khu công nghiệp trên phạm vi cả nước (17/05/2016)

>   COMA muốn thoái hết 51% vốn COMA 18 (18/05/2016)

>   Vigecam – Bí ẩn “số phận” đất vàng (17/05/2016)

>   VIC, LCG, PVV muốn tham gia nhiều dự án giao thông trọng điểm tại quận 12 (17/05/2016)

>   Hà Nội phê duyệt tỷ lệ 1/2000 ba phân khu đô thị Xuân Mai (17/05/2016)

>   Đầu tư Phát triển N&G được giao thực hiện dự án KCN Nam Hà Nội hơn 90 ha (17/05/2016)

>   Hà Nội phê duyệt tỷ lệ 1/500 cải tạo Tập thể Kim Liên hơn 41 ha (16/05/2016)

>   Hà Nội thu hồi hơn 35.000m2 đất tại 29 Liễu Giai để xây “siêu dự án” (16/05/2016)

>   Vì sao VinaCapital rút khỏi dự án Thế Kỷ 21? (16/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật