Thứ Sáu, 20/05/2016 15:18

Hệ thống tài chính toàn cầu đang lâm nguy?

Một số nhà quản lý hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng đang lo ngại rằng tin tặc sẽ tiếp tục tấn công vào hệ thống tài chính toàn cầu thông qua việc đột nhập vào các ngân hàng nhỏ hơn.

* Ngân hàng bị tấn công mạng, tệ hơn vướng nợ xấu

Hồi tháng 2 vừa qua, hacker đã đánh cắp 101 triệu USD từ Ngân hàng Trung ương Bangladesh. Một điều nguy hiểm là khi đó bọn chúng đã dành được quyền truy cập vào SWIFT, mạng lưới liên lạc liên ngân hàng toàn cầu chuyên xử lý các giao dịch.

Và mới đây tin tặc đã tiến hành cuộc tấn công thứ hai vào một ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

* TPBank là mục tiêu tấn công thông qua phần mềm chuyển tiền của SWIFT

Sáng thứ Hai vừa qua, các cuộc tấn công đó đã được giới quan chức ngân hàng có mặt tại cuộc họp đặc biệt của Ủy ban Tăng cường An ninh mạng Quốc gia của Tổng thống Barack Obama mang ra thảo luận nghiêm túc.

Họ bày tỏ sự thất vọng về tính kém hiệu quả của cuộc chiến chống lại các tin tặc: những công ty lớn của Mỹ hiện đang phải chi hàng triệu USD để bảo vệ mạng máy tính của họ không bị ăn cắp dữ liệu hay dính những quả bom kỹ thuật số. Tuy vậy, tin tặc lại có thể dễ dàng nhắm vào các ngân hàng nhỏ và ít được bảo vệ hơn để dành quyền truy cập vào hệ thống tài chính toàn cầu.

Và đó là cách mà tin tặc đã thực hiện thành công 5 cuộc chuyển tiền ra khỏi tài khoản của Ngân hàng trung ương Bangladesh tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York vào hồi đầu tháng 2: Họ đột nhập vào một ngân hàng ít được bảo vệ hơn, nhằm trở thành một tổ chức hợp pháp để rút tiền ra khỏi một ngân hàng lớn hơn.

“Mắt xích yếu nhất trong chuỗi liên kết này là nơi mà các cuộc tấn công diễn ra. Tôi quan ngại sâu sắc về chuyện các ngân hàng nhỏ hơn có thể bị đột nhập”, CEO Ajay Banga của Mastercard cho biết.

Đó cũng là lời mà Banga muốn dành cho ba vị khách mời, đồng thời là các quan chức an ninh mạng cao cấp tại American Express, Goldman Sachs và  JPMorgan Chase. Ngân hàng thường được xem như là ngành được chuẩn bị tốt nhất cho cuộc chiến chống tin tặc vì họ có thể bị thiệt hại nhiều nhất.

“Vào cuối ngày, mọi tổ chức đều không phải như nhau”, Greg Rattray, người đứng đầu bộ phận an ninh mạng toàn cầu tại JPMorgan, bày tỏ ý kiến. Trước đây, dưới thời của Tổng thống Bush, ông từng là giám đốc an ninh mạng của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).

Rattray cho rằng ngành ngân hàng cần chú ý đến việc tăng cường an ninh cho những hệ thống thanh toán được dùng chung như SWIFT, “và bảo đảm rằng chúng cũng được bảo vệ tốt như các tổ chức lớn”.

Marc Gordon, Trưởng bộ phận thông tin của American Express, lưu ý rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang nhận được vô số lời khuyên về cách khiến tin tặc tránh xa hệ thống máy tính của họ. Nhưng trong thực tế, đó là một vấn đề mà những tổ chức nhỏ hơn không thể xử trí tốt. “Chúng ta làm việc với hàng tá các dự án khởi nghiệp (startup). Đây không phải là một điều gì đó mà các công ty trung bình dễ dàng đạt được”, Gordon nói.

Một thành viên khác trong ủy ban đặc biệt của Tổng thống Obama, tướng 4 sao về hưu - Keith Alexander - đã đặt câu hỏi: Liệu chuyện gì sẽ xảy ra sau một cuộc tấn công? “Làm thế nào các bạn liên lạc được với nhau khi có một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như trường hợp của ngân hàng tại Bangladesh? Đối với tôi, dường như những gì các bạn cần là chia sẻ thông tin ngay lập tức”, Alexander góp ý.

Gordon cho biết các ngân hàng đang nhận được “sự hỗ trợ tốt” từ các nhà điều tra của Bộ An ninh Nội địa, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và của Bộ Tài chính sau mỗi cuộc tấn công. Tuy nhiên, Gordon cho rằng các cơ quan liên bang hiện không liên lạc đủ mức cần thiết với những công ty tư nhân để cảnh báo họ về những cuộc tấn công sắp xảy ra đối với hệ thống máy tính của họ.

Chính phủ Mỹ, hiện vẫn giám sát lưu lượng Internet trên toàn thế giới và thường là nơi đầu tiên phát hiện ra các vụ tấn công, lẽ ra phải cung cấp thêm thông tin cho các công ty. Tuy nhiên, nhiều thông tin trong số đó được phân loại là nhạy cảm đối với an ninh quốc gia và được giữ bí mật trong thời gian dài.

Tại cuộc họp hôm thứ Ba, giới ngân hàng đã thảo luận về nhu cầu cấp bách cần phải tăng cường – và thậm chí là tự động hóa – sự thông tin liên lạc giữa các cơ quan tình báo Mỹ với những tập đoàn của Mỹ.

“Chúng ta nên nỗ lực bớt nhạy cảm hóa và bớt phân loại càng nhiều càng tốt”, Phil Venables, Trưởng bộ phận về rủi ro thông tin của Goldman Sachs, đề nghị.

Năm ngoái, Tổng thống Obama đã ký thành luật đối với các biện pháp cam kết thực hiện điều đó. Tuy vậy, những người ủng hộ quyền riêng tư lo ngại rằng đạo luật này sẽ chỉ gia tăng sự giám sát không kiểm soát lên những người Mỹ vô tội.

Kết quả của những yêu cầu từ ủy ban này sẽ được đề xuất với vị tân Tổng thống Mỹ sắp tới./.

Các tin tức khác

>   Dầu giảm nhẹ khi kỳ vọng Fed nâng lãi suất tăng cao (20/05/2016)

>   Vàng trượt xuống mức thấp nhất trong 3 tuần (20/05/2016)

>   Người TQ đổ hàng chục tỉ đô la vào bất động sản Mỹ (19/05/2016)

>   IMF đồng ý giải ngân khoản vay mới 1,6 tỷ USD cho Ukraine (19/05/2016)

>   Giá thực phẩm toàn cầu leo thang, ai lợi - ai thiệt? (19/05/2016)

>   Venezuela bên bờ vực (19/05/2016)

>   Biên bản họp: Fed có thể nâng lãi suất vào tháng 6 (19/05/2016)

>   Mỹ Latinh mất 1.400 tỷ USD do hoạt động tài chính phi pháp (19/05/2016)

>   Vàng giảm nhẹ khi Fed để ngỏ khả năng nâng lãi suất vào tháng 6/2016 (19/05/2016)

>   Dầu quay đầu giảm giá sau biên bản họp của Fed (19/05/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật