Thứ Hai, 18/04/2016 09:39

Bóc tách lãi ảo

Một doanh nhân đã từng nhiều năm kinh doanh ngân hàng kể: năm ngoái một nhóm nhà đầu tư có tiền tươi thóc thật, có ý định bỏ vốn vào một tổ chức tín dụng, đến tham khảo ý kiến của ông. Ông trả lời đại ý trong số những vấn đề cần khảo sát kỹ lưỡng không phải chỉ có nợ xấu, mà còn phải xem xét thấu đáo các khoản phải thu, đặc biệt là lãi và phí phải thu. Nhóm nhà đầu tư kia sau khảo sát đã tá hỏa và từ bỏ ý định trở thành cổ đông ngân hàng bởi những khoản lãi và phí phải thu mà họ tìm hiểu được quá lớn, khiến cho tình hình tài chính của tổ chức tín dụng nọ trở nên nặng nề.

Ảnh minh họa: Uyên Viễn

Báo cáo tài chính của một số ngân hàng chỉ ra năm 2015 mức độ biến động của các khoản phải thu, các khoản lãi và phí phải thu rất lớn, tăng giảm hàng ngàn tỉ đồng, thậm chí hàng chục ngàn tỉ đồng. Chỉ riêng tại một tổ chức tín dụng cổ phần ở TPHCM, con số trên lên tới 42.000 tỉ đồng, trong đó lãi và phí phải thu hơn 25.000 tỉ đồng. Vậy bản chất của các khoản phải thu này là gì và vì sao nó quan trọng đối với các ngân hàng cũng như doanh nghiệp?

Các khoản lãi và phí phải thu trên thực tế là lãi dự thu (dự kiến thu được trong tương lai). Thí dụ một ngân hàng cho một khách hàng vay 100 tỉ đồng, lãi suất 10%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Khi đáo hạn, cả gốc và lãi khách hàng phải trả 110 tỉ đồng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, khoản nợ trên đã không được trả đúng hạn và nó trở thành nợ quá hạn tùy vào thời gian tính từ khi đáo hạn đến nay dài hay ngắn. Việc phân loại khoản nợ vào nhóm nào không chỉ phụ thuộc vào thời gian nợ kéo dài, mà còn phụ thuộc vào từng ngân hàng và khả năng trích lập dự phòng rủi ro cho nó.

Báo cáo tài chính của một số ngân hàng chỉ ra năm 2015 mức độ biến động của các khoản phải thu, các khoản lãi và phí phải thu rất lớn, tăng giảm hàng ngàn tỉ đồng, thậm chí hàng chục ngàn tỉ đồng.

Trong khi chưa thu hồi được nợ gốc (100 tỉ đồng), một số ngân hàng hạch toán phần lãi vào lãi dự thu (10 tỉ đồng). Theo quy định của Bộ Tài chính, sau sáu tháng lãi dự thu phải thoái ra. Tuy nhiên ngân hàng vẫn để lãi dự thu từ năm này qua năm khác, nhiều khi kéo dài vài năm. Thành ra lãi dự thu của 100 tỉ đồng cho vay có thể chuyển thành 21; 33,1 hay 46,2 tỉ đồng khi thời gian không trả được nợ kéo thành 2, 3 hay 4 năm (vẫn áp dụng lãi suất vay 10%/năm). Lãi dự thu không chỉ của một khoản nói trên, mà của nhiều khoản cho vay khác không được trả đúng hạn, cứ thế, tích tụ dần lại.

Vì sao ngân hàng không thoái lãi dự thu ra theo quy định? Vì nếu thoái ra, lợi nhuận của ngân hàng sẽ tụt. Lãi dự thu phải thoái càng lớn, thì lợi nhuận ngân hàng càng teo tóp và có thể âm. Như tổ chức tín dụng cổ phần ở TPHCM nhắc tới tại đầu bài viết, nếu lãi dự thu phải thoái ra toàn bộ và ngay lập tức, lợi nhuận sẽ âm khủng khiếp.

... đọc tiếp tại đây

Hải Lý

tbktsg

Các tin tức khác

>   Những nhà băng nào đang ôm đống nợ của HAG-HNG? (16/04/2016)

>   NHNN lên tiếng về thông tin 7,3 tỷ USD tiền gửi ra nước ngoài (16/04/2016)

>   Giám đốc WB Việt Nam được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch WB (15/04/2016)

>   Sợ tăng chi phí vốn, doanh nghiệp tha thiết xin gia hạn vay ngoại tệ (15/04/2016)

>   Tương lai của ngành ngân hàng Việt Nam (15/04/2016)

>   Sẽ có những thay đổi với CAR tối thiểu (15/04/2016)

>   ĐHĐCĐ NamABank: Ông Nguyễn Quốc Toàn và ông Trần Ngô Phúc Vũ trở lại HĐQT (15/04/2016)

>   ĐHĐCĐ Vietcombank: Giảm trích lập, lãi lớn trong quý 1/2016 (15/04/2016)

>   Ngân hàng VIB dự kiến chia cổ tức và cổ phiếu thưởng 25% cho năm 2015 (14/04/2016)

>   Cổ đông lớn của VietABank là ai? (14/04/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật