Thứ Tư, 30/03/2016 18:04

Điều Apple lo ngại nhất đã xảy ra?

Theo trang CNBC, điều khiến tập đoàn công nghệ Mỹ Apple lo ngại nhất có thể đã xảy ra.

CEO Apple Tim Cook (trái) và Giám đốc FBI James Comey - Ảnh: CNBC/Getty

Suốt nhiều tuần qua, Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook của Apple nói hãng này sẽ không tuân thủ yêu cầu của Chính phủ Mỹ đòi hãng giúp Cục Điều tra Liên bang (FBI) mở khóa một chiếc điện thoại iPhone liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở San Bernardino hồi tháng 12 năm ngoái.

Cook cho rằng việc tạo ra một “cửa sau” (backdoor) như vậy sẽ mở đường cho những kẻ xấu có ý định xâm nhập vào bất kỳ một chiếc iPhone nào.

Trong một lá thư gửi khách hàng hôm 16/2, Cook viết: “Khi rơi vào tay kẻ xấu, phần mềm này - thứ hiện vẫn chưa tồn tại - có khả năng mở khóa bất kỳ chiếc iPhone nào thuộc sở hữu của một ai đó”.

Tuy nhiên, giờ thì mọi chuyện đã rõ ràng rằng FBI không cần đến sự hỗ trợ của “quả táo” mà vẫn mở khóa được chiếc iPhone mà họ muốn mở.

Theo hãng tin BBC, FBI đã làm được việc này nhờ sự giúp đỡ của một công ty an ninh mạng của Israel có tên Cellebrite. Mặc dù vậy, thông tin này chưa hề được xác nhận chính thức. Cả Cellbrite và FBI cùng từ chối trả lời câu hỏi của CNBC về vấn đề này.

Hôm thứ Hai vừa rồi, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố từ bỏ vụ kiện nhằm vào Apple với mục đích đòi hãng mở khóa chiếc iPhone.

“Không có biện pháp an ninh nào đảm bảo 100% cả”, ông David Blumberg, một nhà quản lý quỹ thuộc công ty Blumberg Capital, nhận định. “Đó chỉ là vấn đề về độ khó, thời gian và chi phí. Vụ này cho thấy nếu Apple không mở khóa iPhone, thì một ai đó khác sẽ làm được”.

Cho dù Apple kháng lệnh của Chính phủ Mỹ và tuyên bố đặt vấn đề bảo mật cho khách hàng lên vị trí số 1, kết quả cuối cùng của vụ này cho thấy một điều: “cửa sau” là thứ tồn tại.

“Kết quả vụ việc khiến người ta nghi ngờ về tuyên bố của Apple nói rằng chiếc điện thoại không thể bị mở khóa bởi một ai khác”, ông Guy Kawasaki, một người từng làm việc cho Apple, nói với CNBC. “Nhưng người ta luôn phải đặt cược vào các hacker”.

Tuy nhiên, thị phần “khủng” của Apple trên thị trường điện thoại thông minh (smartphone) ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi vụ việc này.

Các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android của Google là đối thủ thực sự duy nhất của Apple trên thị trường này. Trong khi đó, smartphone chạy Android được biết là có mức độ bảo mật kém hơn iPhone, vì ngoài Nexus của Google, không một nhà sản xuất smartphone Android nào kiểm soát phần mềm và phần cứng của sản phẩm.

Thăng Điệp

vneconomy

Các tin tức khác

>   Vốn vào thị trường mới nổi mạnh nhất 21 tháng (30/03/2016)

>   Phố Wall chạm đỉnh 2016 sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed (30/03/2016)

>   Ứng viên Tổng thống nào lý tưởng nhất cho TTCK Mỹ? (29/03/2016)

>   Phố Wall đi ngang sau phiên giao dịch đầy biến động (29/03/2016)

>   Phố Wall đứt mạch 5 tuần leo dốc liên tiếp (25/03/2016)

>   Fed đã thay đổi triển vọng của NĐT về chứng khoán toàn cầu như thế nào? (24/03/2016)

>   S&P 500 quay đầu giảm điểm trong năm 2016 khi dầu lao dốc (24/03/2016)

>   Một nửa chỉ số chứng khoán thế giới đã bước vào "thị trường con bò" (23/03/2016)

>   Quỹ ETF thị trường mới nổi lần đầu trở lại trạng thái hút ròng trong năm 2016 (23/03/2016)

>   Dow Jones chấm dứt 7 phiên tăng điểm liên tiếp sau vụ tấn công chết người tại Bỉ (23/03/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật