Thứ Hai, 09/11/2015 13:50

Kiến nghị giám sát mua ngân hàng 0 đồng đã được tiếp thu

Tăng cường công tác giám sát việc chuyển đổi sở hữu và quản lý các tổ chức tín dụng yếu kém đã được bổ sung vào dự thảo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2016 của Quốc hội, thông tin từ bài viết của VnEconomy.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao nhiệm vụ cho các cơ quan của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.

Theo nghị trình, sáng thứ 3 (ngày 10/11) Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2016.

Ngày 4/11 dự thảo nghị quyết đã được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội và tính đến chiều 5/11 Đoàn thư ký kỳ họp đã nhận được 401 ý kiến.

Tại báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự thảo nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, có ý kiến đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát đặc biệt đối với  việc tái cơ cấu ngân hàng, trong đó có việc xử lý các ngân hàng yếu kém và việc Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng thua lỗ với giá 0 đồng.

Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào nghị quyết: “Tăng cường công tác giám sát việc chuyển đổi sở hữu và quản lý các tổ chức tín dụng yếu kém; thường xuyên thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật đối với các sai phạm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.”

Đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.

Từ đầu kỳ họp này của Quốc hội, khi thảo luận cả ở tổ và cả hội trường, một số vị đại biểu đã lên tiếng đề nghị Quốc hội phải giám sát việc mua ngân hàng 0 đồng. Bởi việc này liên quan đến sử dụng tài sản Nhà nước, việc Nhà nước đứng ra gánh nợ, dù là cần thiết nhưng không thể coi đó là bình thường.

Và, việc giám sát cũng chính là thực hiện nguyên tắc kiểm soát quyền lực.

Gửi báo cáo gửi đến Quốc hội sau các phiên thảo luận có đề cập nội dung trên, Chính phủ đã có giải trình về việc can thiệp, xử lý của Nhà nước đối với tổ chức tín dụng yếu kém.

Biện pháp mua lại ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được Chính phủ khẳng định không sử dụng tiền của ngân sách nhà nước; không gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng được chỉ định tham gia quản trị, điều hành.

Anh Đức

Các tin tức khác

>   Việt Nam vừa thừa, vừa thiếu ngân hàng (09/11/2015)

>   Tuyên án vụ tham nhũng tại Agribank (09/11/2015)

>   Ngân hàng “cày” để dọn nợ xấu (09/11/2015)

>   Agribank: Tỷ lệ nợ xấu 2.41%, lãi trước thuế 2015 dự kiến trên 3,500 tỷ đồng (07/11/2015)

>   NHNN sẽ tiếp tục bơm ròng qua OMO và tín phiếu trong các tháng tới? (06/11/2015)

>   Đã khởi tố 50 bị can trong “đại án” Ngân hàng Xây dựng (06/11/2015)

>   Sacombank cấp mới giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán cho cổ đông SouthernBank (05/11/2015)

>   NCB tương tác, hỗ trợ trực tuyến với khách hàng (05/11/2015)

>   Ngân hàng Thái Lan sẽ mở chi nhánh tại Việt Nam và mua gần 70% cổ phần Vinasiam Bank (05/11/2015)

>   NamABank nhận giải thưởng "Thương hiệu hàng đầu - Top Brands 2015” (05/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật