Thứ Hai, 09/11/2015 07:55

Ngân hàng “cày” để dọn nợ xấu

Nợ xấu ngân hàng (NH) đã giảm mạnh, đến nay chỉ còn dưới 3%. Thế nhưng nhiều NH vẫn đang phải “cày” cật lực, “thắt lưng buộc bụng” để có lợi nhuận xử lý nợ xấu, báo Tuổi trẻ đưa tin.

Các ngân hàng đang “cày” cật lực, “thắt lưng buộc bụng” để có lợi nhuận xử lý nợ xấu. Nhân viên nhiều ngân hàng làm 12 giờ/ngày mà không được trả thêm lương - Ảnh: T.T.D.

Áp lực chỉ tiêu đổ dồn từ HĐQT xuống ban điều hành và từng phòng ban, chi nhánh. Trong khi đó, cổ đông không có cổ tức, nhân viên bị cắt thưởng, tiền lương thấp mà áp lực công việc ngày càng tăng.

Trước đó, từ ngày 5-11, trên mạng xã hội xôn xao với lá thư xin nghỉ việc của chị N.T.H., nhân viên một NH quốc doanh chi nhánh Quảng Ninh. “Tôi công tác tại NH đã được sáu năm, luôn hoàn thành chỉ tiêu được giao nhưng nay tôi thấy công việc mình quá áp lực, niềm vui đi làm đã không còn. Mỗi ngày đến cơ quan tâm trạng thật nặng nề” - chị H. viết trong thư. Kèm theo lá thư, chị H. cũng chia sẻ trên trang cá nhân những góc khuất phía sau “tấm áo NH”.

Trả lời Tuổi Trẻ, một phó tổng giám đốc NH nơi chị H. công tác, thừa nhận không chỉ nhân viên chịu áp lực, mà lãnh đạo còn áp lực hơn gấp nhiều lần. “6g chiều được về là sớm". Theo vị này, với chỉ tiêu lợi nhuận năm nay là 7,500 tỉ đồng, mở mắt ra là phải lo làm sao kiếm được 20 tỉ đồng.

Là một trong những NH từng bị nợ xấu khá cao, nhiều khoản nợ nằm trong bất động sản, áp lực xử lý nợ xấu của Eximbank rất lớn, dù đã bán cho VAMC 7,000 tỉ đồng nợ xấu. Với số nợ này, bình thường phải mất 10 - 15 năm mới xử lý được nhưng NH ra chỉ tiêu chỉ giải quyết trong 3 - 5 năm.

Nhiều NH khác cũng đang trong cuộc đua tăng thu giảm chi, dành lợi nhuận để xử lý nợ xấu. Giám đốc chi nhánh một NH cổ phần nói áp lực lợi nhuận hiện nay rất lớn vì lợi nhuận làm ra phải gánh được nợ xấu.

Một cách tăng thu khác là tăng “khai thác” sức lao động của nhân viên. Cũng từng ấy con người nhưng phải làm việc nhiều hơn, trong khi đồng lương không tăng, thậm chí còn bị cắt xén.

Anh Khoa, giám đốc khối kinh doanh dịch vụ tại một NH lớn, cho biết 8g NH bắt đầu làm việc nhưng nhân viên phải có mặt trước 30 phút để chuẩn bị. 16g30 NH đóng cửa, nhưng chỉ là ngưng nhận thêm khách chứ khách ngồi chờ vẫn còn.

Cũng theo anh Khoa, trước đây NH thường trả lương cố định cho nhân viên nhưng nay lương được chia làm hai khoản: lương cơ bản khoảng 3.5 triệu đồng và lương kinh doanh, chỉ được nhận khi đạt chỉ tiêu.

Hoàng Phương

Các tin tức khác

>   Agribank: Tỷ lệ nợ xấu 2.41%, lãi trước thuế 2015 dự kiến trên 3,500 tỷ đồng (07/11/2015)

>   NHNN sẽ tiếp tục bơm ròng qua OMO và tín phiếu trong các tháng tới? (06/11/2015)

>   Đã khởi tố 50 bị can trong “đại án” Ngân hàng Xây dựng (06/11/2015)

>   Sacombank cấp mới giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán cho cổ đông SouthernBank (05/11/2015)

>   NCB tương tác, hỗ trợ trực tuyến với khách hàng (05/11/2015)

>   Ngân hàng Thái Lan sẽ mở chi nhánh tại Việt Nam và mua gần 70% cổ phần Vinasiam Bank (05/11/2015)

>   NamABank nhận giải thưởng "Thương hiệu hàng đầu - Top Brands 2015” (05/11/2015)

>   “Việt Nam không thể có tất cả mọi thứ cùng một lúc” (05/11/2015)

>   ACB: Lãi ròng hợp nhất quý 3 đạt 284 tỷ đồng (05/11/2015)

>   MCG: Gia hạn khoản nợ 455 tỷ vay VCB Thăng Long đến năm 2030 (05/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật