Thứ Tư, 18/11/2015 17:59

Góc nhìn 19/11: Sẽ còn điều chỉnh?

Các chuyên gia vẫn cho rằng, áp lực điều chỉnh có thể sẽ tiếp tục diễn ra, đặc biệt trong bối cảnh thiếu vắng các thông tin tích cực hỗ trợ.

Điều chỉnh tích lũy sẽ tiếp tục diễn ra

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Diễn biến giao dịch của VN-Index trong phiên ngày 18/11 tiếp tục phụ thuộc khá lớn vào sự biến động của VNM. Sau phiên giảm điểm khá mạnh ngày 17/11, áp lực điều chỉnh tiếp tục diễn ra nhưng đà giảm phần nào chậm lại do lực cầu giá thấp khá tích cực kết hợp với đà tăng tốt của một số mã vừa và nhỏ đã giúp VN-Index tiếp tục duy trì được trên mốc 600 điểm. Nhóm các mã đầu cơ FLC, HAI, FIT, KLF tiếp tục thu hút dòng tiền khá tốt tuy nhiên áp lực chốt lời xuất hiện khiến các mã này cũng đồng loạt điều chỉnh giảm trở lại. Giao dịch thỏa thuận bất ngờ tăng vọt, đặc biệt tại VNM với 1.5 triệu cổ phiếu trị giá trên 208 tỷ đồng được thỏa thuận trong phiên.

Sau 2 phiên điều chỉnh liên tiếp từ mốc 610 điểm của VN-Index, có thể thấy tâm lý thị trường đang bắt đầu dao động mạnh khiến giao dịch intraday khá kém tích cực. Thanh khoản duy trì ở mức cao trong vài phiên gần đây nhưng mức độ tập trung vốn quá cao trong khi trên thực tế nhiều cổ phiếu tăng không đáng kể về mặt thanh khoản. Điều này khiến lượng giao dịch duy trì ở mức cao nhưng diễn biến giá liên tục điều chỉnh giảm. Diễn biến này không có sự cải thiện sẽ khiến thị trường thiếu xung lực bật tăng trở lại. Rủi ro điều chỉnh do vậy sẽ tiếp tục hiện hữu trong vài phiên tới.

Trong ngắn hạn SHS cho rằng xu hướng điều chỉnh tích lũy sẽ tiếp tục diễn ra, nhất là trong bối cảnh các mã lớn trong nhóm cổ phiếu thuộc diện thoái vốn của SCIC đang tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, khối ngoại bán ròng tập trung vào các mã vốn hóa lớn và thị trường đang thiếu vắng các thông tin tích cực hỗ trợ. Nhà đầu tư do vậy nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức độ vừa phải, cân nhắc giảm việc sử dụng đòn bẩy tại thời điểm hiện tại, chờ các diễn biến tích cực hơn của dòng tiền tại các mốc hỗ trợ ngắn hạn, đối với VN-Index là vùng 595 – 600 điểm.

Sự phân hóa tăng giảm của các cổ phiếu lớn

CTCK MB (MBS): Về mặt kỹ thuật, sau hai phiên giảm điểm, VN-Index vẫn trong trạng thái kiểm nghiệm vùng hỗ trợ 600-605 điểm trong khi HNX-Index vẫn tăng nhẹ.

MBS nhận thấy sự phân hóa tăng giảm của các cổ phiếu lớn khiến các chỉ số có diễn biến dao động trong biên độ hẹp. MBS khuyến nghị nhà đầu tư duy trì danh mục hiện tại và theo dõi diễn biến thị trường tại các vùng hỗ trợ 600-605 điểm với VN-Index và 81 điểm với HNX-Index để có hành động phù hợp.

Giai đoạn phân phối quanh mốc 600 điểm

CTCK Sacombank (SBS): Thị trường giao dịch khá buồn tẻ với một biên độ khá hẹp quanh 602 – 605 điểm và trạng thái chung của nhà đầu tư cũng khá bình lặng. Đó cũng là lý do cho thanh khoản hôm nay (18/11) không đạt mức cao như các phiên trước. Một phần là các cổ phiếu tạo sóng như CII, FLC, FIT đã bớt tạo sự “ồn ào” trong khi nhóm bluechip không còn sôi động như trước.

VN-Index giữ vững trên mốc 600 và thanh khoản nhìn chung vẫn ở mức cao hơn so với tuần trước. Khối ngoại vẫn bán ròng nhưng giá trị không quá lớn, các cổ phiếu khối ngoại bán ra ít nhiều ảnh hưởng do lực cầu phía nội không đủ đỡ lại. Trong hai phiên gần đây, nước ngoài bán ra VNM khá mạnh và đây là nguyên nhân chính khiến VNM mất điểm. Xu thế ngắn hạn cho thấy thị trường vẫn đang trong giai đoạn phân phối quanh mốc 600 và SBS vẫn nghiêng về xu hướng thận trọng với khuyến nghị chung nên giảm tỷ trọng cổ phiếu trong ngắn hạn.

Áp lực chốt lời tăng cao sẽ tiếp tục duy trì

CTCP Châu Á Thái Bình Dương (APEC): Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 1.71 điểm (0.28%) xuống 603.34 điểm bởi tác động không nhỏ từ VNM. Trong khi đó, HNX-Index giao dịch tích cực hơn khi tăng 0.22 điểm (0.28%) lên 81.36 điểm. Dòng tiền phiên giao dịch hôm nay (18/11) có sự phân hóa khá rõ và điều này giúp một số cổ phiếu giao dịch tích cực như VCS, TTF, SHI, VIP, GTN, BMP… VNM dù nhận được lực đỡ khá mạnh nhưng điều này vẫn không đủ giúp cổ phiếu lấy lại sắc xanh tăng điểm.

Áp lực chốt lời tăng cao ở nhóm cổ phiếu trụ cột nhiều khả năng sẽ duy trì và tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực lên chỉ số. APEC tiếp tục thiên về hướng ngưỡng 600 điểm sẽ được bảo toàn hoặc việc điều chỉnh sẽ không quá sâu dưới mức này. Cổ phiếu bất động sản sau giai đoạn dài tích lũy nhiều khả năng sẽ có “sóng” trong thời gian tới. Các phiên giảm điểm lúc này là cơ hội để các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu nhóm ngành này.

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 18/11: Thận trọng nên đứng ngoài thị trường (17/11/2015)

>   Góc nhìn 17/11: Rủi ro tiếp tục điều chỉnh tăng cao (16/11/2015)

>   Biên độ dao động hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu dự kiến 7-10% (16/11/2015)

>   Ông Bùi Nguyên Khoa (BSI): Rủi ro điều chỉnh cuối năm là cơ hội tích lũy cổ phiếu (17/11/2015)

>   Cổ phiếu nào đáng đầu tư sau kết quả quý 3? (16/11/2015)

>   Ông Nguyễn Thanh Lâm: Mốc 600 điểm sẽ được bảo toàn khi năm 2015 khép lại (16/11/2015)

>   Góc nhìn tuần 16-20/11: Tích cực! (15/11/2015)

>   Góc nhìn tuần 23-27/11: Có thể giải ngân (22/11/2015)

>   Góc nhìn 04/03: Rung lắc (03/03/2016)

>   Góc nhìn 13/11: Tăng giảm xen kẽ khi VN-Index tiếp cận mốc 608-610 (12/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật