Thứ Hai, 12/10/2015 14:03

Thế giới mất 1.500 tỷ USD mỗi năm do vấn nạn tham nhũng

Khoảng 1.500 tỷ USD, tương đương 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, là số tiền thất thoát mỗi năm do tham nhũng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: SIPA)

Đây là kết luận trong báo cáo do Viện Quản lý tài nguyên môi trường (NRGI), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York, Mỹ, đưa ra ngày 11/10.

Phát biểu trước một ủy ban về hội nhập trong quản lý công bên lề hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ở thủ đô Lima của Peru, Giám đốc NRGI Daniel Kaufmann cho hay kết quả gây bất ngờ này chỉ phản ánh khoản thiệt hại tài chính do các hành vi tham nhũng gây ra và chưa tính tới những thiệt hại về cơ hội, về năng suất lao động, và sự đổi mới.

Ông Kaufmann cho rằng một quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng tham nhũng sẽ chịu tác động lớn hơn trong dài hạn từ việc phân bổ không hợp lý những người có năng lực trong hoạt động sản xuất hay sáng tạo.

Theo báo cáo của NRGI, nỗ lực giải quyết tình trạng tham nhũng và cải thiện cơ chế xử phạt đối với hành vi này sẽ giúp chính phủ các nước giải được bài toán về nâng cao thu nhập bình quân trong dài hạn, đồng thời cải thiện vấn đề an sinh xã hội như giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ hay và nâng cao chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, thặng dư ngân sách về cũng sẽ được cải thiện nếu các nước kiểm soát tốt vấn nạn trên.

Dựa vào những phát hiện trong nghiên cứu, ông Kaufmann kêu gọi đưa ra một khái niệm mới về tham nhũng. Ông nhận định khái niệm tham nhũng giờ đây có thể hiểu là một khoản phí đánh vào những người thuộc tầng lớp nghèo, đặc biệt hơn là tầng lớp trung lưu, và điều này khiến sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng trầm trọng.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Đảng Cộng hòa Mỹ dùng tiền ngân sách phá bà Clinton (12/10/2015)

>   Nhật Bản: Đơn đặt hàng chế tạo giảm tháng thứ ba liên tiếp (12/10/2015)

>   Hội nghị WB và IMF: Ngăn trốn thuế, chống biến đổi khí hậu… (12/10/2015)

>   Đàm phán Hiệp định TPP thành công - Cú huých cho đàm phán RCEP (11/10/2015)

>   Vì sao người Nhật khởi xướng cuộc “cách mạng robot”? (10/10/2015)

>   Ngành công nghiệp ôtô sa sút tại thị trường Argentina và Brazil (10/10/2015)

>   Hàng loạt cửa hàng tại Italy đóng cửa vì khủng hoảng kinh tế (10/10/2015)

>   Vì sao Ấn Độ điều chỉnh mô hình tăng trưởng? (10/10/2015)

>   Trung Quốc – châu Âu có thể liên thủ chống TPP (09/10/2015)

>   Bộ trưởng tài chính G-20 bàn về nguy cơ đối với kinh tế toàn cầu (09/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật