Thứ Ba, 20/10/2015 10:02

Ngày 20/10/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AGR, HAP, KDC, KLS, PVT, CTG, DCM, MBB, NTL, VNM.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, khuyến nghị của Vietstock Trader, thanh khoản và chia thành hai nhóm: Tích cực và Tiêu cực. Các phân tích dưới đây chỉ nên sử dụng cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn.

Nhóm tiêu cực: AGR, HAP, KDC, KLS, PVT

AGR – CTCP CK NH Nông Nghiệp & PT Nông Thôn Việt Nam

Mức giá hiện tại: 4,100

Tín hiệu kỹ thuật: ADX đi lên mức khá cao (trên 25) cho thấy xu hướng giảm đang rất mạnh.

Giá đã rơi xuống dưới đường middle của Bollinger Bands (tương đương vùng 4,200-4,400) nên đường này sẽ đóng vai trò kháng cự trong thời gian tới.

Mặt khác, giá vẫn chưa vượt lên trên nhóm MA dài hạn (SMA100, SMA50) nên rủi ro dài hạn vẫn còn khá lớn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể tiếp tục mua thăm dò trong vùng 3,700-4,100 (đáy cũ tháng 10/2013) với quan điểm nhanh chóng thoát ra nếu giá phá vỡ vùng này.

HAP – CTCP Tập đoàn Hapaco

Mức giá hiện tại: 6,600

Tín hiệu kỹ thuật: Bên bán chủ động 91.06% tổng lệnh khớp trong phiên giao dịch ngày 19/10/2015 nên rủi ro tăng lên khá nhiều.

Khối lượng vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy lực cầu đang rất tốt.

Giá đang test lại nhóm MA dài hạn và vùng đáy cũ đã bị phá vỡ của tháng 07/2015 (tương đương vùng 6,600-6,900) nên dự kiến sẽ có rung lắc mạnh.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể bán ra nếu giá không vượt lên trên nhóm MA dài hạn và vùng đáy cũ đã bị phá vỡ của tháng 07/2015 (tương đương vùng 6,600-6,900).

KDC – CTCP Tập đoàn KIDO

Mức giá hiện tại: 24,300

Tín hiệu kỹ thuật: Khối ngoại mua bán không ổn định trong các phiên gần đây khiến cho nhà đầu tư lo ngại.

Việc giá liên tục tạo đáy sau thấp hơn đáy trước (lower low) và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (lower high) chứng tỏ xu hướng giảm đang hình thành.

Giá phá vỡ đường SMA100 và SMA200 (tương đương vùng 25,500-26,700) cho thấy xu hướng dài hạn khá bi quan.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua thăm dò nếu giá test lại vùng 21,500-23,500 với quan điểm nhanh chóng thoát ra nếu giá phá vỡ vùng này.

KLS- CTCP Chứng Khoán Kim Long

Mức giá hiện tại: 7,300

Tín hiệu kỹ thuật: KLS điều chỉnh mạnh từ tháng 09/2014 cho tới nay. Hiện tại, ở đồ thị tuần, giá vẫn duy trì dưới middle của Bollinger Band nên rủi ro vẫn còn khá lớn.

Bằng cách đếm sóng Elliott thì KLS có thể đang điều chỉnh theo dạng Double Zigzag với vùng đảo chiều dự kiến là vùng 6,700-7,200 nơi độ dài sóng W=Y. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa xuất hiện các tín hiệu rõ ràng cho thấy giá đảo chiều tăng mạnh.

Việc Bình quân mua liên tục nhỏ hơn Bình quân bán trong 5 phiên gần nhất nên rủi ro vẫn còn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể tiếp tục quan sát vùng 6,700-7,200 và mua vào nếu vùng này trụ vững trong thời gian tới.

PVT – Tổng CTCP Vận tải Dầu khí

Mức giá hiện tại: 11,500

Tín hiệu kỹ thuật: Giá thoái lùi trở lại sau khi test SMA100 (vùng 11,500-12,000) cho thấy PVT vẫn chưa thoát khỏi xu hướng điều chỉnh dài hạn.

Đồng thời vùng 11,500-12,000 còn có sự hiện diện của trendline kháng cự nên rất khó phá vỡ trong ngắn hạn.

Chỉ báo ADX duy trì quanh mức 25 cho thấy tình trạng giằng co có thể tiếp diễn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua vào nếu giá vượt lên nhóm MA dài hạn và trendline kháng cự trong những phiên tới.

Nhóm tích cực: CTG, DCM, MBB, NTL, VNM

CTG – Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Mức giá hiện tại: 21,200

Tín hiệu kỹ thuật: CTG vẫn đang đi lên và Bollinger Bands bung nén khá mạnh.

CTG đã hình thành mô hình Triangle. Giá sẽ được hỗ trợ mạnh bởi trendline hỗ trợ ngắn hạn (vùng 19,500-20,500). Mục tiêu giá của mẫu hình này là vùng 22,000-23,000.

Giá đã test thành công SMA200 (tương đương vùng 18,300-19,500) trong đợt điều chỉnh tháng 08/2015. Đây là vùng có khối lượng tích lũy lớn nên độ tin cậy cao và rất khó phá vỡ nên sẽ tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ mạnh nếu có điều chỉnh sâu.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể mua nếu giá tiếp tục duy trì trên trendline hỗ trợ ngắn hạn (vùng 19,500-20,500).

DCM – CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau

Mức giá hiện tại: 13,000

Tín hiệu kỹ thuật: Bên mua chủ động 69.04% tổng lệnh khớp trong phiên giao dịch ngày 19/10/2015 nên rủi ro đã giảm bớt khá nhiều.

Giá xuất hiện mẫu hình Bullish Belt Hold và Bollinger Bands bung nén nên biến động giá (volatility) dự kiến sẽ lớn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục mua vào nếu giá vẫn duy trì trong vùng 12,000 – 13,000.

MBB – Ngân hàng TMCP Quân Đội

Mức giá hiện tại: 14,600

Tín hiệu kỹ thuật: MBB điều chỉnh khá nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các tín hiệu tích cực bắt đầu xuất hiện:

Thứ nhất, chỉ báo Stochastic Oscillator đã về vùng oversold và có thể cho mua mạnh trở lại.

Thứ hai, vùng 14,300-14,700 có sự hội tụ của SMA100 và ngưỡng 38.2% của dãy Fibonacci Retracement.

Xu hướng tăng dài hạn của MBB từ 2011 cho tới nay vẫn duy trì. Việc giá vẫn duy trì bên trên nhóm MA dài hạn giúp củng cố quan điểm này.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể tiếp tục mua vào nếu giá vẫn duy trì trên vùng 14,300-14,700. Nếu giá rơi xuống dưới vùng này thì hỗ trợ mạnh tiếp theo là vùng 13,300-13,700.

NTL – CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm

Mức giá hiện tại: 15,100

Tín hiệu kỹ thuật: Bình quân mua cao hơn bình quân bán trong 2 phiên giao dịch gần đây cho thấy bên mua đang áp đảo.

NTL tăng từ tháng 05/2015 đến nay và có thể đếm được 5 sóng tăng. Điểm đặc biệt đáng chú ý là SMA100 đã cho tín hiệu mua với SMA200. Các tín hiệu mua của MA dài hạn có độ tin cậy cao hơn nhóm MA ngắn hạn.

Mẫu hình Symmetrical Triangle cũng đã hình thành. Mục tiêu giá (target price) trong ngắn hạn là vùng 16,500-17,000.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể cân nhắc mua vào nếu giá vẫn duy trì trên vùng 14,000-14,500 (cạnh của Triangle).

VNM – CTCP Sữa Việt Nam

Mức giá hiện tại: 111,000

Tín hiệu kỹ thuật: VNM đã đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử (tính theo giá điều chỉnh) vào phiên giao dịch ngày 19/10/2015.

MACD cho tín hiệu mua và vượt lên trên ngưỡng 0 nên triển vọng ngắn hạn khá tích cực.

Ở góc nhìn sóng Elliott, VNM vẫn còn đợt tăng ở sóng 5. Do vùng đỉnh cũ tháng 08/2015 (vùng 105,000-109,000) đã bị phá vỡ nên sẽ đóng vai trò hỗ trợ trong ngắn hạn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể tiếp tục mua vào nếu giá vẫn duy trì trên vùng đỉnh cũ tháng 08/2015 (vùng 105,000-109,000).

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

Các tin tức khác

>   [Tín hiệu đảo chiều] Xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo! (21/10/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 19-23/10/2015 (18/10/2015)

>   Tuần 19-23/10/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (18/10/2015)

>   Cổ phiếu ngành Thủy sản: Sẽ còn điều chỉnh trong ngắn hạn? (16/10/2015)

>   Góc nhìn sóng Elliott: Sóng V tăng giá đang hình thành trên VN-Index? (20/10/2015)

>   Ngày 15/10/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (15/10/2015)

>   Xu hướng tăng đã thực sự quay trở lại hay chưa? (15/10/2015)

>   [Tín hiệu đảo chiều] Đà tăng vẫn duy trì nhưng khó có đột biến (14/10/2015)

>   Ngày 13/10/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (13/10/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 12-16/10/2015 (11/10/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật