Thứ Bảy, 12/09/2015 09:57

Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng: Những vấn đề cần sớm khắc phục

Đến nay, các doanh nghiệp (DN) sắp đi qua 3/4 thời gian của năm kế hoạch, nhưng hoạt động xuất - nhập khẩu vẫn đang bộc lộ một số vấn đề đáng lưu ý, cần nhận diện để khắc phục trong thời gian tới…

Xuất khẩu chưa đạt chỉ tiêu

Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 8 tháng của cả nước đạt 106,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, XK vẫn giữ được đà tăng trưởng khá, nhưng lại thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ đầu năm là tăng 10%. Kết quả này cũng thấp hơn hẳn mức tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái là 14,1%. Trên thực tế, KNXK của nhóm hàng nông, thủy sản và tài nguyên - khoáng sản đang suy giảm khá mạnh và là nguyên nhân chủ yếu khiến cho kết quả XK chưa đạt như mong muốn.

Cụ thể, KNXK của hầu hết mặt hàng đều giảm về kim ngạch, như cà phê giảm gần 33%, gạo giảm 11%, thủy sản giảm 16,6%... Nguyên nhân chính là nhu cầu tiêu dùng ở một số thị trường có xu hướng giảm bên cạnh việc hàng của các nước khác cạnh tranh gay gắt với hàng Việt Nam. Ngoài ra, giá bán trên thị trường quốc tế cũng hạ thấp, gây thiệt hại cho DN và hàng trong nước. Thêm vào đó, do giá dầu thô giảm liên tiếp trong nhiều tháng qua nên KNXK dầu thô giảm rất mạnh, tới gần 50% so với cùng kỳ.

Theo các chuyên gia kinh tế, diễn biến XK như trên là không thuận lợi và dồn gánh nặng vào những tháng cuối năm. Cụ thể, nếu muốn đạt mức tăng trưởng 10% như kế hoạch thì mỗi tháng KNXK phải đạt khoảng 14,6 tỷ USD. Nếu tình hình không được cải thiện, chủ yếu dựa vào sự phục hồi của thị trường thế giới sẽ đe dọa khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng XK của nền kinh tế trong năm 2015.

Giảm nhập khẩu mặt hàng không thật cần thiết

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu (KNNK) 8 tháng qua đạt 109,9 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Mức tăng này không phải là cao, nhất là xét trong bối cảnh nhiều DN đang trên đà hồi phục, "đói" nguyên liệu, vật tư. Theo Bộ Công thương, giá trị nhập siêu 8 tháng là 3,6 tỷ USD, bằng 3,4% KNXK - tức vẫn duy trì ở mức an toàn.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là KNNK nhóm hàng cần kiểm soát hoặc hạn chế nhập khẩu lại có giá trị lớn. Đó là những mặt hàng chỉ phục vụ đời sống của người có thu nhập cao thuần túy, hoàn toàn không có tác động đối với sản xuất, kinh doanh của DN trong nước. Trong đó, cả nước đã bỏ ra hơn 8 tỷ USD nhập khẩu ô tô, điện thoại cầm tay, hàng điện tử. Cụ thể, KNNK ô tô dưới 9 chỗ ngồi tăng hơn 63% về số lượng và điện thoại cũng tăng 7,6% so với cùng kỳ. Theo Tổng cục Hải quan, nếu tính về mặt hàng ô tô nhập khẩu nói chung thì 8 tháng qua cả nước đã nhập 74.000 xe nguyên chiếc, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.

Các chuyên gia nhận định, mặc dù việc nhập khẩu là quyền của mỗi đơn vị, cá nhân có khả năng về tài chính, nhưng lại không đáng khuyến khích nếu đó là những mặt hàng tiêu dùng, xa xỉ và phải sử dụng ngoại tệ. Nói cách khác, số ngoại tệ đã "chảy" vào tiêu dùng và không phát huy tác dụng, tạo ra sản phẩm hay vật chất cho xã hội.

XK giảm trong khi nhập khẩu một số mặt hàng cần kiểm soát và khống chế lại tăng lên là diễn biến cần sớm có giải pháp để cải thiện tình hình hoạt động thương mại của nước ta trong thời gian tới.

Hồng Sơn

Hà nội mới

Các tin tức khác

>   Tròng trành xuất khẩu thủy sản (12/09/2015)

>   Vì sao cứ đụng vào giá điện là dân bức xúc? (12/09/2015)

>   Chìa khóa phát triển hạ tầng giao thông (12/09/2015)

>   Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại thị trường Lào (11/09/2015)

>   Formosa không được ‘đẻ’ luật riêng! (11/09/2015)

>   Bộ Tài chính tính toán cắt giảm 8 dòng thuế với ôtô từ năm 2016 (11/09/2015)

>   35 dự án giao thông trọng điểm cần hơn 724.000 tỷ đồng (11/09/2015)

>   Kinh tế hợp tác: Liên kết hay là chết? (11/09/2015)

>   Sự thật doanh nghiệp kêu lỗ vì tỷ giá (11/09/2015)

>   Thủ tướng sẽ dự lễ khởi công Dự án đầu tư lớn của VN tại Lào (11/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật