Thứ Ba, 14/07/2015 16:36

Nhiều doanh nghiệp bị nợ thuế oan vì lỗi phần mềm

Rất nhiều doanh nghiệp hiện bị liệt vào danh sách nợ thuế một cách oan uổng vì chương trình ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) mà ngành thuế đang áp dụng còn rất nhiều lỗi, dẫn đến phân loại sai.

* Vì sao doanh nghiệp làm ăn khấm khá vẫn nợ thuế?

* Nợ thuế đang có xu hướng tăng nhanh

Chương trình TMS hiện còn nhiều lỗi chưa được khắc phục nên doanh nghiệp bị tính sai tiền nợ thuế. Trong ảnh: Làm thủ tục thuế tại Cục Thuế TPHCM. Ảnh: Minh Tâm

Ông Lê Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM, nói tại buổi sơ kết 6 tháng của cơ quan này diễn ra hôm nay (14-7) rằng có hàng trăm lỗi được phát hiện trên phần mềm dù trước đó ứng dụng này đã được chạy thử nghiệm tại một số địa phương.

Các lỗi phổ biến được ghi nhận như doanh nghiệp trong kỳ phát sinh số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ, không phát sinh số thuế phải nộp nhưng ứng dụng TMS hạch toán thành nợ phát sinh phải nộp, hoặc doanh nghiệp đã tạm nộp thuế trong năm nhưng khi quyết toán năm, ứng dụng TMS không hạch toán bù trừ. Lại cũng có trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế và được hạch toán nhưng ứng dụng TMS chưa thực hiện bù trừ kịp thời khiến hệ thống ghi nhận doanh nghiệp vẫn nợ tiền thuế…

Theo ông Dương, vì những lỗi này mà một phần đáng kể trong tổng số nợ thuế trên địa bàn tính đến thời điểm này (gần 22.940 tỉ đồng) là “nợ ảo”. Và cũng vì con số ghi nhận chưa chính xác nên Cục Thuế TPHCM đã kiến nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tạm ngưng phát hành thông báo 07 – là thông báo chậm nộp thuế - đến doanh nghiệp.

Nói về tình hình nợ thuế trên địa bàn, theo ông Dương, tính đến hết 30-6, tổng số tiền thuế, tiền phạt còn nợ được chương trình TMS ghi nhận là 22.939 tỉ đồng, tăng 3.428 tỉ đồng (17,5%) so với thời điểm 31-12-2014.

Trong đó, nợ khó thu là 4.974 tỉ đồng, tăng 36,5%; nợ chờ xử lý là 994 tỉ đồng, tăng 162%; còn lại là nợ có khả năng thu (16.972 tỉ đồng), tăng gần 10%.

Trong lúc đó, với các doanh nghiệp có nợ thuế lớn, kéo dài đa số là doanh nghiệp thuộc diện phải truy thu, chịu phạt nên không liên quan đến lỗi phần mềm nói trên. Khi cơ quan thuế thực hiện biện pháp kê biên tài sản thì giá trị không lớn hoặc đã thế chấp. Cũng có nhiều doanh nghiệp đã rời khỏi điểm đăng ký kinh doanh.

Thời gian qua, Cục Thuế TPHCM đã công bố danh sách 21 doanh nghiệp nợ thuế lớn với tổng số tiền thuế gần 300 tỉ đồng. Thời gian tới, theo ông Dương, cơ quan này sẽ công bố tiếp tên tuổi của 40 doanh nghiệp khác, là những trường hợp đã được rà soát kỹ.

Phát biểu tại buổi sơ kết, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TPHCM, cho biết, theo thông tin bà nhận được từ Bộ Tài chính thì trên địa bàn có nhiều dự án nhà ở đã triển khai nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất. Vì vậy, bà Hồng yêu cầu Cục Thuế TPHCM phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường rà soát, thực hiện thu và báo cáo ủy ban.

Trong khi đó, theo báo cáo của Cục Thuế TPHCM, đến ngày 30-6, tại các chi cục vẫn còn tồn đọng gần 1.300 hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Nguyên nhân là do chưa có quyết định ban hành hệ số k của UBND nên cơ quan thuế chưa có cơ sở để thu.

Minh Tâm

tkbtsg

Các tin tức khác

>   Vì sao doanh nghiệp làm ăn khấm khá vẫn nợ thuế? (14/07/2015)

>   Bộ Tài chính: thu nội địa năm 2016 phải tăng ít nhất 15% (13/07/2015)

>   Mỗi năm ngân sách thất thu hơn 9.000 tỷ đồng do thuốc lá nhập lậu (13/07/2015)

>   Nợ thuế: Căn bệnh trầm kha? (11/07/2015)

>   Thu nộp ngân sách 761 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan (11/07/2015)

>   Kiểm toán quyết toán NSNN năm 2013: Phải nộp NSNN tăng thêm hơn 3.000 tỉ đồng (11/07/2015)

>   “Sàn” thuế nhập khẩu đã lỗi thời (10/07/2015)

>   Nợ thuế đang có xu hướng tăng nhanh (10/07/2015)

>   Công ty thời trang Nem cũng nợ thuế (10/07/2015)

>   Chấp nhận cuộc chơi (08/07/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật