Thứ Sáu, 12/06/2015 10:06

“Nhạc trưởng” không có quyền chỉ huy

Chuyện liên kết 4 nhà trong nông nghiệp chưa thành công là một trong những nội dung được đại biểu Nguyễn Văn Tuyết chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát sáng 11/6.

Trên thực tế, chủ trương liên kết 4 nhà trong các lĩnh vực như chăn nuôi bò sữa, lúa gạo, trồng mía đường… được đưa ra 10 năm nay nhưng hầu như không thành công. Ngay trong năm 2014, chủ trương này đã triển khai thực hiện với cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, theo đó có hơn 100 doanh nghiệp liên kết “bao” trên 100.000 héc-ta, nhưng chỉ hơn 40.000 héc-ta thành công, còn lại là bỏ cuộc. Ai là trụ cột trong 4 nhà? Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định là doanh nghiệp.

Nhận xét về nội dung trả lời trên, lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nói rằng, Nhà nước trao cho họ cây gậy “nhạc trưởng” nhưng thực tế họ không có quyền chỉ huy hoặc được hưởng lợi gì nhiều từ vai trò này, trái lại lắm khi còn chịu cảnh tréo ngoe từ những quy hoạch bất cập của các cơ quan quản lý.

Từ hai năm nay, CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS) đã triển khai chương trình “Làm mới lại cây mía, hạt đường” với mục tiêu những “cánh đồng mẫu lớn” của mía đường sẽ xuất hiện. Mong muốn của LSS là đến năm 2020 phải thực hiện dồn điền đổi thửa để có ít nhất 50% diện tích trồng mía quy mô lớn.

30 nghìn hộ trồng mía hiện nay xuống còn 20 nghìn hộ và tiến tới chỉ còn 2.000 hộ, mỗi hộ phải có 5 héc-ta để có thể cơ giới hóa sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Công ty nói rằng, làm được điều này không hề đơn giản với chính sách về đất đai của Nhà nước hiện nay. “Để tạo ra được 72 héc-ta đất trồng mía tập trung, chúng tôi đã phải trải qua 62 cuộc họp”, ông Tam kể.

Tổng giám đốc một công ty mía đường khác thì cho biết, doanh nghiệp ông và nông dân vùng nguyên liệu đang nỗ lực thực hiện liên kết, sản xuất tập trung nhưng Sở Nông nghiệp tỉnh mới đây lại thông báo địa phương quy hoạch vùng nguyên liệu sắn và nhà máy chế biến sắn tại đây. Với định hướng quy hoạch như thế, người nông dân sẽ không có động lực hợp tác với doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng rất lo lắng khi bỏ vốn đầu tư cho vùng nguyên liệu. Chính sách giật cục như vậy khiến cho mối dây liên kết giữa 4 nhà đã lỏng lẻo càng thêm khó gắn kết.

Mặc dù gần đây, TTCK chứng kiến làn sóng nhiều doanh nghiệp niêm yết đầu tư vào nông nghiệp nhưng giới phân tích nhận xét rằng những doanh nghiệp làm thực chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Đầu tư vào nông nghiệp nếu không có chiến lược dài hơi và tâm huyết thì không hề ngon ăn mà đôi khi chỉ là tấm áo hoa mỹ doanh nghiệp vẽ ra để dễ dàng huy động vốn.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng thừa nhận rằng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít, doanh nghiệp tiềm lực có thể liên kết và thực hiện liên kết không nhiều.

Câu chuyện của ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cho thấy, để đưa một chủ trương đúng, một chính sách ưu việt vào cuộc sống, nỗ lực của doanh nghiệp là chưa đủ. Họ cần được tiếp sức bằng những chỉ đạo sâu sát, chính sách phù hợp thì mới có thể góp phần biến những lời hứa của các bộ trưởng thành hiện thực.

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Giá cá tra và tôm nguyên liệu giảm mạnh (12/06/2015)

>   Mỹ tăng tốc đầu tư vào Việt Nam: Tính toán của Washington (12/06/2015)

>   Cần có cơ quan chuyên biệt để quản lý lĩnh vực PPP (12/06/2015)

>   Công ty Nhật muốn mở trung tâm thương mại ngầm tại Tp.HCM (11/06/2015)

>   Thêm một “đại gia” điện máy sắp bị thâu tóm? (11/06/2015)

>   Hơn 3 triệu hộ kinh doanh biến đi đâu? (11/06/2015)

>   Bộ trưởng Công Thương: Giá điện sẽ còn tăng nữa (11/06/2015)

>   6 tháng cuối năm: Tăng trưởng xuất khẩu khả quan (11/06/2015)

>   Hút đầu tư vào nông nghiệp sạch nhưng trừ… DN Trung Quốc (11/06/2015)

>   Ôtô trong nước lại chịu thêm các loại phí mới? (11/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật