Thứ Năm, 11/06/2015 16:13

6 tháng cuối năm: Tăng trưởng xuất khẩu khả quan

5 tháng đầu năm, tình hình xuất khẩu (XK) gặp khá nhiều khó khăn khi kim ngạch chỉ tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2014, đạt khoảng 63,2 tỷ USD- thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 15,4% của 5 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm.

Trên thực tế, việc KNXK không tăng trưởng mạnh như những năm trước đã được Bộ Công Thương dự báo ngay từ cuối năm 2014. Nguyên nhân, năm 2015, kinh tế thế giới phục hồi dẫn đến nguồn cung hàng hóa trở nên dồi dào và hàng Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với hàng của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, nhu cầu nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh trên thế giới đã chạm ngưỡng, dẫn đến XK các mặt hàng này gặp nhiều khó khăn hơn.

Mặc dù không tăng trưởng mạnh so với những năm trước đây nhưng theo Bộ Công Thương, KNXK sẽ dần tăng trưởng trở lại trong những tháng tiếp theo và mục tiêu tăng trưởng khoảng 10% so với cùng kỳ hoàn toàn có khả năng đạt được. Bởi theo xu hướng của các năm trước, KNXK sẽ giảm trong những tháng đầu năm và tăng trưởng trở lại những tháng giữa và cuối năm.

Ông Phan Văn Chinh- Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)- cho biết, dự kiến, KNXK tháng 6 sẽ đạt khoảng 14,7 - 14,8 tỷ USD, tăng trưởng 9,5% so với tháng 5. Tính chung 6 tháng, KNXK sẽ đạt khoảng 47% so với kế hoạch cả năm. Theo thông lệ hàng năm, KNXK của 6 tháng đầu năm sẽ đạt khoảng 44% kế hoạch cả năm, chính vì vậy, với 47% kế hoạch đạt được sau 6 tháng, khả năng KNXK năm 2015 vẫn đạt mục tiêu tăng khoảng 10% so với năm 2014, đúng như con số được Quốc hội giao.

Theo ông Hoàng Tuấn Khải- Tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp 1, KNXK các mặt hàng có thế mạnh của công ty như gạo, hạt tiêu, sắn lát, dệt may… vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đều đặn sau 5 tháng. “Riêng mặt hàng gạo có gặp khó khăn hơn những năm trước nhưng với những giải pháp linh hoạt về giá, chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ lại các bạn hàng ở những thị trường truyền thống, bảo đảm chất lượng hàng hóa, lượng gạo XK trong 5 tháng đầu năm vẫn tương đương với cùng kỳ năm ngoái”- ông Hoàng Tuấn Khải chia sẻ.

Một trong những mặt hàng gặp khá nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm là thủy sản. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, theo quy luật, KNXK thủy sản thường giảm ở những tháng đầu năm và tăng trưởng mạnh ở quý III và IV. Chính vì vậy, dư địa tăng trưởng XK cho mặt hàng này vẫn tương đối lớn.

Ông Đỗ Quang Sáng- Giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP XNK Thủy sản Quảng Ninh- khẳng định: “Bên cạnh những bạn hàng truyền thống ở Trung Quốc, Nhật Bản.., tin mừng là trong tháng 5, công ty đã tìm thêm được một số bạn hàng và ký kết được một số hợp đồng mới. Dự kiến, nếu không có diễn biến đột xuất, năm 2015, KNXK của công ty có thể tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2014”.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục liên kết chặt chẽ với các cơ quan Thương vụ nhằm nắm bắt thông tin thị trường, từ đó thông tin đến các địa phương, doanh nghiệp để chủ động sản xuất. Về lâu dài, vấn đề xây dựng quy hoạch, đặc biệt với nhóm hàng nông sản sẽ được xem xét lại nhằm đưa nhóm hàng này tăng trưởng XK bền vững.

Phương Lan

CÔNG THƯƠNG

Các tin tức khác

>   Hút đầu tư vào nông nghiệp sạch nhưng trừ… DN Trung Quốc (11/06/2015)

>   Ôtô trong nước lại chịu thêm các loại phí mới? (11/06/2015)

>   Ngành dệt may nhập khẩu bông tăng đột biến (11/06/2015)

>   VN chiếm thị phần lớn hàng may mặc tại Hàn Quốc (11/06/2015)

>   Phải giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp được hội nhập (10/06/2015)

>   Loạt dự án thép tỷ đô chết yểu: Hệ quả xin thì... gật (10/06/2015)

>   Du lịch Việt Nam mất hàng trăm triệu USD vì 'tham bát bỏ mâm' (10/06/2015)

>   FTA VN - EU khẩn trương kết thúc đàm phán (10/06/2015)

>   TPHCM nghiên cứu làm metro đến sân bay Tân Sơn Nhất (10/06/2015)

>   Sắp thả nổi giá điện (10/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật