Thứ Năm, 11/06/2015 07:56

VN chiếm thị phần lớn hàng may mặc tại Hàn Quốc

Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai vào Hàn Quốc, chỉ đứng sau Trung Quốc. Hàng Việt Nam chiếm hơn một phần tư thị trường may mặc của nước này.

Công nhân đang sản xuất tại một công ty may mặc ở TPHCM. Ảnh: Thu Nguyệt

Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) hôm 9-6, trong 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc hàng may mặc đạt trị giá trên 627,4 triệu đô la Mỹ, tăng 8,25% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 25,15% tổng giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc, chỉ đứng sau Trung Quốc.

Trong khi đó, cũng trong thời gian này, hàng may mặc xuất khẩu từ Trung Quốc vào Hàn Quốc giảm 0,6%, đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ, chiếm 41,27% tổng nhập khẩu hàng may mặc của Hàn Quốc. Hiện nhà xuất khẩu lớn thứ ba và thứ tư sang thị trường này là Indonesia (chiếm 6,9% tổng nhập khẩu may mặc của Hàn Quốc) và Myanmar (chiếm 5,35%)

Tuy nhiên, hầu hết xuất khẩu may mặc từ Việt Nam vào Hàn Quốc chủ yếu nhờ các doanh nghiệp gia công hàng may mặc có vốn đầu tư từ Hàn Quốc.

Cũng theo thông tin từ Vitas, trong 18 công ty đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào Hàn Quốc thì có đến 17 công ty có vốn đầu tư 100% Hàn Quốc, và một công ty Việt Nam là Công ty cổ phần - Tổng công ty May Bắc Giang. Tuy nhiên công ty này lại dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Hàn Quốc, đạt trên 20,5 triệu đô la Mỹ trong quí đầu năm.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đang xuất khẩu khá mạnh hàng may mặc vào Hàn Quốc là Công ty TNHH E.Land Việt Nam, Công ty TNHH Daeseung Vina, Cty TNHH IVORY Việt Nam, Công ty TNHH Unico Global VN, Công ty TNHH Geu-Lim Culture And Fashion….

Theo cam kết mở cửa thị trường của Hàn Quốc trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), gần như tất cả các mặt hàng dệt may của Việt Nam đáp ứng được quy tắc xuất xứ đều được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định này có hiệu lực từ ngày 1-1-2016, thay vì chịu thuế suất hiện nay là 8-13%. Đây được xem là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng các thông tin ở trên cho thấy nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ được hưởng lợi ngay với việc bỏ thuế này.

Trước đó, theo ông Nguyễn Ân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn, so với những thị trường khác như Mỹ, EU thì Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu tương đối nhỏ đối với hàng may mặc của Việt Nam.

Doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu đặt những đơn hàng thời trang, với số lượng khá ít, khoảng từ 2.000-5.000 sản phẩm. Trong khi đó, thông thường những doanh nghiệp may mặc lớn thường chuộng những đơn hàng lớn.

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng khá mạnh về sản xuất vải, do đó doanh nghiệp nước này thường đặt gia công hàng may mặc, thay vì theo hình thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), và hình thức gia công hiện cũng không được nhiều công ty may mặc Việt Nam có quy mô lớn ưa chuộng.

T.Thu

tbktsg

Các tin tức khác

>   Phải giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp được hội nhập (10/06/2015)

>   Loạt dự án thép tỷ đô chết yểu: Hệ quả xin thì... gật (10/06/2015)

>   Du lịch Việt Nam mất hàng trăm triệu USD vì 'tham bát bỏ mâm' (10/06/2015)

>   FTA VN - EU khẩn trương kết thúc đàm phán (10/06/2015)

>   TPHCM nghiên cứu làm metro đến sân bay Tân Sơn Nhất (10/06/2015)

>   Sắp thả nổi giá điện (10/06/2015)

>   Đường sắt cao tốc: Không nghiên cứu, chờ 10-15 năm thì có thể chậm (10/06/2015)

>   Mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc vì... ràng buộc (09/06/2015)

>   Gần 70% doanh nghiệp kinh doanh không có lãi (09/06/2015)

>   Dệt may chật vật thoát bóng gia công (09/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật