Thứ Sáu, 05/06/2015 10:31

Cổ phiếu ngành Cao su: Hồi phục trong ngắn hạn

Chỉ số cổ phiếu ngành Cao su hiện đang hồi phục nhẹ, nhưng dưới góc độ phân tích kỹ thuật, ngành này vẫn còn chịu áp lực giảm điểm trong ngắn hạn. Giai đoạn tươi sáng của ngành này có thể là từ đầu năm 2016 trở đi.

Giá cao su test lại vùng đáy

Giá cao su đã giảm rất mạnh và liên tục trong vòng 3 năm qua. Theo số liệu quá khứ thì giá cao su đã mất đến 70% giá trị trong giai đoạn này và hiện đang đứng quanh mốc 600 USD/tấn

Hiện tại, giá cao su đang test lại đáy cũ của năm 2008, đỉnh cũ (đã bị phá vỡ) của năm 2004 (vùng 460-560 USD/tấn) và đang tăng nhẹ trở lại.

Diễn biến giá cao su từ 1998 – nay (Nguồn: Tradingeconomics)

Chỉ số cổ phiếu ngành Cao su (VS-Rubber)

VS-Rubber giảm khá sâu trong thời gian từ 2007 tới nay. Hiện tại, chỉ số đang sideways và tăng nhẹ trở lại. Tuy nhiên, ở góc nhìn dài hạn, đà hồi phục này có thể không kéo dài vì đây chỉ là sóng 4 của chuỗi 5 sóng giảm.

VS-Rubber có thể gặp kháng cự mạnh ở vùng 30-44 điểm. Vùng này có sự hiện diện của cận trên kênh giá xuống và ngưỡng 23.6% của dãy Fibonacci Retracement. 

Ở góc nhìn ngắn hạn, với mẫu hình Leading Diagonal đang hình thành nên khả năng tăng trưởng đang được cải thiện.

Mặt khác, MACD đã cho tín hiệu mua và vượt lên ngưỡng 0 nên càng củng cố đà tăng ngắn hạn. Nếu trạng thái này tiếp tục được duy trì thì khả năng hồi phục sẽ tăng lên.  

PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU NỔI BẬT

DPR - CTCP Cao Su Đồng Phú

Tín hiệu kỹ thuật: DPR vẫn chưa cho thấy thoát khỏi đà giảm mặc dù test lại đáy cũ tháng 8/2013. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng giảm mạnh khi ADX đạt mức 28 và –DI tiếp tục ở trên +DI.

Chỉ báo RSI vẫn đang ở dưới ngưỡng 50 và chưa cho tín hiệu mua trở lại.

Trong ngắn hạn, DPR có thể tiếp tục giảm về vùng đáy cũ tháng 12/2011 nếu phá vỡ đáy cũ tháng 08/2013. Dự kiến vùng 28,000-31,000 sẽ hỗ trợ mạnh cho giá.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua tại vùng 28,000-31,000 với quan điểm cần nhanh chóng thoát ra nếu vùng này bị xuyên thủng.

TRC - CTCP Cao Su Tây Ninh

Tín hiệu kỹ thuật: TRC cho thấy giá đang được hỗ trợ tốt bởi vùng đáy cũ tháng 12/2011 (vùng 22,000-25,000) nên khó giảm sâu.

Ngoài ra, +DI đã cắt lên trên đường –DI, RSI đang ở trên ngưỡng 50 đồng thời có phân kỳ giá lên giữa RSI và giá trong thời gian dài. Mục tiêu giá trung hạn của TRC là vùng 31,500-32,700.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể tiếp tục mua ở vùng đáy cũ tháng 12/2011 (vùng 22,000-25,000) và thoát trạng thái nếu giá đi xuống dưới mức 22,000.

PHR – CTCP Cao Su Phước Hòa

Tín hiệu kỹ thuật: PHR đã hình thành kênh giá dài hạn với cận dưới là vùng 16,000-19,000 và cận trên là vùng 27,000-30,000.

Xu hướng của PHR vẫn đang giảm nhưng đã ở khá gần cận dưới của kênh giá dài hạn. Mặt khác, mẫu hình Triangle đang hình thành và nếu giá tạo được breakout thì sự phục hồi ngắn hạn sẽ quay trở lại.  

Khối lượng khớp lệnh đã giảm xuống mức thấp. Trong quá khứ, những giai đoạn có khối lượng thấp thường dễ tạo đáy ngắn hạn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua vào trong vùng cận dưới của kênh giá dài hạn (vùng 16,000-19,000). Thoát ra khi vùng này bị thủng.

VHG – CTCP Đầu Tư Cao Su Quảng Nam

Tín hiệu kỹ thuật: VHG đã phá vỡ cận trên của kênh giá xuống cho thấy khả năng thay đổi xu hướng cổ phiếu này trong trung hạn. Ngoài ra, phân kỳ giá lên giữa MACD và giá cũng là yếu tố ủng hộ đà tăng cho cổ phiếu này.

Hiện tại, khả năng VHG tiếp tục giảm về vùng 8,500-9,000 là khá cao khi Stochastic Oscillator sắp đi xuống dưới ngưỡng 80. Vùng giá này có sự hỗ trợ của ngưỡng 61.8% của dãy Fibonacci Retracement nên giá có thể đào chiều mạnh tại đây. 

Khuyến nghị: Nhà đầu tư dài hạn có thể canh mua vào nếu giá vẫn duy trì trên vùng giá 8,500-9,000 với quan điểm nhanh chóng thoát ra khi vùng này bị thủng.

Phạm Tấn Phát, Phòng nghiên cứu Vietstock

Các tin tức khác

>   Ngày 02/06/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (02/06/2015)

>   Trading System Tuần 01 – 05/06: Một số tín hiệu cảnh báo xuất hiện (03/06/2015)

>   Tuần 01-05/06/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (31/05/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 1-5/06/2015 (31/05/2015)

>   Ngày 28/05/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (28/05/2015)

>   Cổ phiếu Ngành SX Tôn thép: Đà giảm đã kết thúc? (29/05/2015)

>   Bí quyết sử dụng RMO Trade Model và ứng dụng tại thị trường Việt Nam (27/05/2015)

>   Ngày 26/05/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (26/05/2015)

>   Tuần 25-29/05/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (24/05/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/05/2015 (24/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật