Thứ Bảy, 13/06/2015 14:35

Biết chấp nhận cuộc chơi

Những thông tin DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không triển khai chuyển giao công nghệ, nếu có chủ yếu là những công nghệ cũ, lỗ giả - lãi thật, chuyển giá,… khiến dư luận tiếp tục đặt câu hỏi về việc Việt Nam được gì và mất gì khi thu hút FDI. Câu hỏi đó cũng đang là vấn đề được các đại biểu đặt ra tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII.

* Những chiêu của doanh nghiệp FDI: Chuyển giá và né thuế

Tuy nhiên, đặt giả thiết nếu không cho DN FDI tiếp tục đầu tư, nền kinh tế sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi này, xin dẫn ra đây một dự án cụ thể của Samsung.

Tập đoàn này đã đầu tư hàng chục tỷ USD, thậm chí còn tiếp tục. Điều này đồng nghĩa với việc dự án đã tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, lương bình quân 5 - 10 triệu đồng/người. Có thể DN này chưa chuyển giao công nghệ, nhưng đang tạo cú huých cho nền kinh tế, đặc biệt là giải quyết một lượng lớn lao động trong khoảng 1,3 – 1,6 triệu lao động cần việc làm/năm.

Trong khi đó, đối với tổng thể nền kinh tế, không thể phủ nhận việc FDI đã góp phần quan trọng vào việc đưa Việt Nam từ nước có thu nhập thấp trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp), với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong hơn hai thập niên thuộc loại cao trên thế giới, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại…, kim ngạch xuất nhập khẩu từ vài ba tỷ USD năm 1991 đến năm 2014 đạt hơn 300 tỷ USD… Thực tế trên cho thấy, mặc dù vẫn còn những tồn tại trong khu vực FDI như câu chuyện chuyển giá nói trên, hay chuyện sức lan tỏa của khu vực FDI đối với khu vực kinh tế trong nước còn yếu, kỳ vọng chuyển giao công nghệ chưa đạt, những dự án FDI gây ô nhiễm môi trường…, nhưng rõ ràng, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của dòng vốn FDI, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, nguồn lực đầu tư trong nước có hạn.

Không nên phê phán quá mức nguồn vốn FDI bởi không có nước nào không mong muốn có thu hút đầu tư nước ngoài vào mình. Tuy nhiên, cũng không nên quá coi trọng việc thu hút vốn FDI, cũng không vì thu hút vốn FDI giảm so với cùng kỳ năm trước mà tỏ ra lo lắng, bởi việc thu hút nguồn vốn này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi bên. Điều quan trọng là cần thiết phải nâng cao hiệu quả và sức lan tỏa của khu vực FDI đối với nền kinh tế; Có những chính sách để khắc phục những tồn tại của dòng vốn FDI; Phát triển công nghiệp phụ trợ để Việt Nam có thể tham gia mạnh mẽ và thực chất hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, mang lại giá trị gia tăng cho quốc gia... dựa trên một nguyên tắc cơ bản, đó là thu hút FDI là vì lợi ích của đất nước. Nói như một vị doanh nhân của một DN lớn trong nước: "Đã là cuộc chơi thì luôn có hai mặt. Việt Nam chúng ta đã chơi cuộc chơi đó, chúng ta cần tiếp tục. Phải có cuộc chơi lớn thì mới có giải thưởng lớn”.

Văn Bảo

kinh tế đô thị

Các tin tức khác

>   Cây mắc ca và lời hứa của Bộ trưởng (13/06/2015)

>   Những dự án 'nhúng chàm' của siêu tổng công ty VEC (13/06/2015)

>   Liệu có tiếp cận vốn tốt hơn? (13/06/2015)

>   Đề xuất xây tuyến cao tốc TPHCM-Mộc Bài theo hình thức BOT (13/06/2015)

>   Buôn lậu không thể tới 20 tỉ USD? (13/06/2015)

>   EVFTA: Thách thức lớn với ngành da giày (13/06/2015)

>   Thị trường thức ăn nhanh… xì hơi  (13/06/2015)

>   Cay đắng dự án thép tỷ đô: Phá sản là may (13/06/2015)

>   Đồng Nai thu hút gần 4 tỷ USD vốn FDI từ doanh nghiệp Nhật Bản (13/06/2015)

>   "Có khả năng Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ" (12/06/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật