Thứ Sáu, 15/05/2015 21:35

IMF dự báo năm 2016 VN sẽ tăng trưởng chậm lại

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại còn 5,8% trong năm 2016 trong báo cáo Tổng quan kinh tế châu Á – Thái Bình Dương công bố hôm nay, ngày 15-5.

 

IMF cho rằng, kinh tế của Việt Nam sẽ chậm lai năm sau. Ảnh TG

Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam ông Sanjay Kalra giải thích: “Chúng tôi dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại so với năm nay vì giá dầu năm 2016 có khả năng sẽ tăng trở lại. Ngoài ra, lãi suất trên thị trường thế giới cũng sẽ tăng cao hơn năm 2016”. 

Báo cáo của IMF khẳng định Việt Nam nằm trong một số nước có tăng trưởng tốt lên. Tăng trưởng của Việt Nam trong quý 1/2015 cao hơn cùng kỳ năm 2014 và 2013.

Ông nhận xét, năm 2014, Việt Nam thâm hụt ngân sách nhưng lại thặng dư tài khoản vãng lai. Mức dự trữ ngoại hối quốc gia năm 2014 so với các nền kinh tế tương tự như Việt Nam, thì vẫn thuộc loại nhỏ nhất.

Tuy từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến Việt Nam, ông cảnh báo, Việt Nam cần quan tâm đến nợ công cao và khuyến nghị những nước có nợ công nhiều trong khu vực, trong đó có Việt Nam, cần “hạn chế chi tiêu”.

Về tỷ giá hối đoái, ông Sanjay Kalra đưa ra thông điệp chung của IMF: càng có chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt thì càng tránh được các cú sốc bên ngoài. Tuy nhiên, cũng cần cân đối, vì nếu để tỷ giá thay đổi quá linh hoạt, lên xuống trong thời gian ngắn, sẽ gây bất ổn cho thị trường tài chính. Với các nước vay nợ nhiều, việc tỷ giá thay đổi nhiều cũng gây khó khăn.

Chính vì vậy, ông nói, nước nào có quyết định phá giá đồng tiền của mình so với ngoại tệ cũng cần thận trọng, vì một mặt có lợi khi xuất khẩu, nhưng mặt khác có thể gây bất ổn với thị trường tài chính. Mỗi khi một chính phủ quyết định phá giá, thì phải cân nhắc tác động trái chiều đó.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, các nước có sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để đầu tư dài hạn không, trưởng đại diện IMF trả lời: “Đây không phải là ý hay”.

Ông giải thích: “Việc vay từ quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để giải quyết thâm hụt ngân sách không phải là ý hay. Bản thân chữ dự trữ đã nói lên điều đó.”

Theo ông Sanjay Kalra, một đất nước rất giàu, dự trữ ngoại hối lớn, cũng chỉ dùng một ít từ quỹ đó để đầu tư và chỉ đầu tư những khoản có lợi nhất ở trong nước, ở nước ngoài, mua trái phiếu doanh nghiệp.

“Nhưng nước giàu đó chỉ chọn những gì an toàn nhất và cũng chỉ lấy một phần nhỏ của quỹ”, ông nói.

Ông nhận xét, ở Việt Nam dự trữ ngoại hối không nhiều, nên không thể lập quỹ để đầu tư.

Tư Giang

tbktsg

Các tin tức khác

>   ESCAP dự báo năm 2015 lạm phát ở Việt Nam giảm xuống mức 2,5% (14/05/2015)

>   “Không nơi nào xài tiền tùy tiện như ở Việt Nam” (13/05/2015)

>   Dự báo CPI tháng 5 ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ (12/05/2015)

>   Hàng hóa Việt Nam thiếu sức cạnh tranh: Đâu là nguyên nhân? (12/05/2015)

>   Giá hàng hóa ‘đua’ theo giá xăng (09/05/2015)

>   Xăng tăng giá mạnh, hàng hóa có hùa theo? (07/05/2015)

>   Thu nhập của người lao động Việt Nam quá thấp (06/05/2015)

>   Người Việt gánh thuế phí cao nhất ASEAN: Đi ngược mong muốn! (06/05/2015)

>   HSBC: Nên giảm giá VNĐ để thúc đẩy xuất khẩu (05/05/2015)

>   UB Giám sát Tài chính: Giai đoạn tăng trưởng nhanh và bền vững bắt đầu (04/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật