Thứ Tư, 13/05/2015 11:13

“Không nơi nào xài tiền tùy tiện như ở Việt Nam”

Đó là ý kiến của ông Trần Du Lịch, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nói khi góp ý Luật ngân sách Nhà nước (sửa đổi).

 

Toàn bộ khu nhà hiệu bộ, nhà học chính của Trường THPT chuyên Trần Phú xây xong từ cuối năm 2012 và “bất động” từ đó đến nay - Ảnh: Thân Hoàng

Buổi tọa đàm góp ý kiến sửa đổi dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) ngày 12-5 do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức.

Theo ông Lịch, dự thảo quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước là cụm từ sử dụng quá rộng, trong khi thực chất ngân sách nhà nước chỉ có hai nơi quyết định là Quốc hội và HĐND các cấp.

Ông Lịch đề xuất luật nên quy định rõ dự toán đã được Quốc hội hoặc HĐND các cấp quyết định, phê duyệt. Việc sử dụng từ ngữ tùy tiện khiến các cơ quan xài tiền một cách tùy tiện.

“Tôi đã đi nhiều nước nhưng không có nước nào xài tiền tùy tiện như VN. Tôi làm việc với Quốc hội Pháp, họ không mời được bữa cơm vì chưa thông qua ngân sách. Ở đây dự thảo viết là cơ quan có thẩm quyền, đó là cơ quan nào?” - ông nói.

Nói về vấn đề giám sát việc chi tiêu ngân sách nhà nước, ông Trần Du Lịch cũng cho rằng thực tế hiện nay người dân không thể nào giám sát được việc chi tiêu ngân sách bởi dự toán ngân sách khi đưa ra Quốc hội toàn đóng dấu mật.

“Tôi đề nghị rất nhiều lần cái này phải sửa lại. Đại biểu của dân, ngân sách là tiền thuế của dân nhưng đưa ra Quốc hội lại là mật, tôi xì ra là tôi vi phạm luật”.

Theo bà Bùi Thị Mai Hoài (ĐH Kinh tế TP.HCM), cần phải bổ sung quyền được yêu cầu công khai về thông tin của cơ quan tổ chức nhà nước.

“Trách nhiệm giải trình không có quy định mà nằm lẫn trong các điều luật khác, không có giải trình theo yêu cầu. Như vậy làm sao có nội dung để người dân thật sự tham gia quản lý ngân sách nhà nước?” - bà Hoài đặt câu hỏi.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng nêu ra thực tế hiện nay có rất nhiều quỹ dự phòng, theo các đại biểu thì hiện có hơn 70 quỹ ở trung ương, tuy nhiên toàn bộ số tiền trong quỹ đều nằm im một chỗ, trong khi ngân sách thiếu thì không thể sử dụng tiền các quỹ đó được.

Theo các đại biểu, đây là vấn đề tồn tại lớn nhất của ngân sách hiện nay.

Tuyết Mai - H.Điệp

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Dự báo CPI tháng 5 ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ (12/05/2015)

>   Hàng hóa Việt Nam thiếu sức cạnh tranh: Đâu là nguyên nhân? (12/05/2015)

>   Giá hàng hóa ‘đua’ theo giá xăng (09/05/2015)

>   Xăng tăng giá mạnh, hàng hóa có hùa theo? (07/05/2015)

>   Thu nhập của người lao động Việt Nam quá thấp (06/05/2015)

>   Người Việt gánh thuế phí cao nhất ASEAN: Đi ngược mong muốn! (06/05/2015)

>   HSBC: Nên giảm giá VNĐ để thúc đẩy xuất khẩu (05/05/2015)

>   UB Giám sát Tài chính: Giai đoạn tăng trưởng nhanh và bền vững bắt đầu (04/05/2015)

>   Đồng Nai: Thu hút vốn FDI đã vượt kế hoạch cả năm (04/05/2015)

>   DN hồi phục và gia tăng niềm tin kinh doanh: Những tín hiệu tích cực (04/05/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật