Thứ Ba, 05/05/2015 16:30

HSBC: Nên giảm giá VNĐ để thúc đẩy xuất khẩu

“Để cải thiện mức độ cạnh tranh về giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu và giảm cầu nhập khẩu, giải pháp trong ngắn hạn rất rõ ràng là giảm giá đồng nội tệ thông qua việc hạ lãi suất và/hoặc giảm giá chính VNĐ”.

Nhóm nghiên cứu của HSBC đưa ra những phân tích này trong bản Báo cáo về Tình hình Kinh tế vĩ mô tháng 4 của Việt Nam.

Lạm phát sẽ chỉ chạm 3% vào cuối năm

Nhóm nghiên cứu cho biết, về ngắn hạn đồng VNĐ tăng giá đang gây ảnh hưởng tới nền kinh tế. Tuy vậy, điều này cũng tạo cơ hội cho các nhà làm chính sách để hỗ trợ tăng trưởng bằng cách hạ lãi suất và/hoặc giảm giá tiền đồng.

Việc giảm giá đồng nội tệ sẽ làm cho xuất khẩu hấp dẫn hơn trong khi giảm nhu cầu nhập khẩu, vốn đang làm tăng thâm hụt thương mại tới mức 3 tỷ USD.

Trong báo cáo cũng đã nêu rõ, lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào sự thúc đẩy ngày càng nhiều từ các doanh nghiệp có vốn FDI trong khi các công ty trong nước lại trì kéo xuống. Xuất khẩu hàng điện tử của các doanh nghiệp FDI là yếu tố đằng sau những tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng. Đối ngược lại, xuất khẩu các mặt hàng thô giảm do giá hàng hóa giảm và nhu cầu trì trệ. Thậm chí các ngành sản xuất nội địa truyền thống như dệt may và giày dép cũng chậm lại do tính cạnh tranh từ giá cả ngày càng giảm đi khi tỷ giá tăng trên cả cơ sở thực tế lẫn danh nghĩa.

Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực nhập khẩu, điều đáng ngại là sự gia tăng nhập khẩu của các công ty trong nước trong khi xuất khẩu của họ đang giảm tính từ đầu năm đến nay. Điều này cho thấy nhiều mặt hàng nhập khẩu trong đó có ô tô, đang không được sử dụng cho sản xuất và nâng cấp công nghệ mà chỉ để tiêu dùng.

Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện điều này, khi lạm phát vẫn thấp ở mức 1% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lạm phát trung bình bốn tháng đầu năm đạt 0.8% so cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí với dự báo của HSBC về áp lực lạm phát sẽ gia tăng trong những tháng tới thì lạm phát cũng sẽ chỉ chạm mức thấp 3% vào cuối năm.

Gánh nặng nợ có gia tăng nếu phá giá VNĐ?

Về vấn đề này HSBC nhận định, một trong những tranh luận chính của NHNN chống lại việc giảm giá tiền đồng là gánh nặng nợ tiếp tục tăng bắt nguồn từ việc đồng VNĐ yếu so với USD.

Các khoản nợ bên ngoài của Việt Nam đã tăng gần mức 70 tỷ USD vào cuối năm 2013. 

“Tuy nhiên, hầu hết các khoản nợ bên ngoài của Chính phủ đều là những khoản vay ưu đãi và gần một nửa hưởng mức lãi suất thấp hơn 1% (nguồn: Bộ Tài chính)”, HSBC khẳng định.

Do đó, nhóm phân tích cũng khẳng định, các khoản vay bên ngoài không là vấn đề lo ngại chính của Việt Nam vì hầu hết các khoản nợ có thể được gia hạn. Ngay cả khi tiền đồng yếu hơn sẽ tạo ra một gánh nặng lớn về việc thanh toán các chi phí lãi vay bằng đồng VNĐ thì số tiền vẫn còn khá nhỏ.

Minh Tuấn

Các tin tức khác

>   UB Giám sát Tài chính: Giai đoạn tăng trưởng nhanh và bền vững bắt đầu (04/05/2015)

>   Đồng Nai: Thu hút vốn FDI đã vượt kế hoạch cả năm (04/05/2015)

>   DN hồi phục và gia tăng niềm tin kinh doanh: Những tín hiệu tích cực (04/05/2015)

>   40 năm và cơ hội cho một Việt Nam cường thịnh! (04/05/2015)

>   PMI tháng 4: Sản lượng sản xuất tăng mạnh nhất 4 năm (04/05/2015)

>   Hội nhập AEC: Cơ hội cho ngân hàng, chứng khoán mở rộng thị phần (04/05/2015)

>   'VN đừng ngại mắc sai lầm' (03/05/2015)

>   'Việt Nam mở cửa hết cỡ rồi' (02/05/2015)

>   Hiệp định ATIGA: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (30/04/2015)

>   Việt Nam là công xưởng mới của châu Á: Mừng hay lo? (29/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật