Thứ Ba, 05/05/2015 15:54

Fibonacci và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật

Fibonacci là công cụ thường hay được các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật sử dụng. Bài viết này giải thích khái quát về một số công cụ Fibonacci phổ biến và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật.

Lịch sử hình thành dãy Fibonacci

Leonardo da Pisa là một nhà toán học sống ở thế kỷ thứ 12 ở Pisa (Ý). Ông đã khám phá ra dãy số Fibonacci (0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144...) khi nghiên cứu về số lượng thỏ sinh sản được sau 1 năm từ 1 đôi thỏ duy nhất.  

Dãy Fibonacci có tỷ lệ hai số liền kề nhau xấp xỉ 161.8% được gọi là tỷ lệ vàng (golden ratio). Khi được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, Fibonacci còn có các tỷ lệ sau: 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 161.8%...

Fibonacci trong phân tích kỹ thuật có nhiều dạng nhưng thường được dùng nhiều nhất là Fibonacci Retracement, Fibonacci Fan và Fibonacci Time Zones.

Fibonacci Retracement và ứng dụng

Fibonacci Retracement  được dùng để xác định các vùng đảo chiều mà thị trường sẽ chấm dứt quá trình điều chỉnh hay hồi phục kỹ thuật (Retracement hay Pullback). Phản ứng của giá tại từng mức phản ánh tầm quan trọng của ngưỡng Fibonacci đó. Thường ngưỡng 38.2%, 50% và 61.8% là các ngưỡng mà giá có xu hướng đảo ngược nhiều nhất nên được gọi là tỷ lệ vàng (golden ratio).  

Như đồ thị của mã CTG cho thấy ngưỡng 61.8% kết hợp với khoảng trống ngay trên đó đã hỗ trợ tốt cho CTG và giá đi lên mạnh từ ngưỡng này. Tương tự ngưỡng 38.2% hiện đang là ngưỡng hỗ trợ tạm thời cho giá.

Fibonacci Fan và ứng dụng

Đây cũng là một công cụ Fibonacci khá hiệu quả trong việc xác định các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ của thị trường. Các ngưỡng thông dụng của Fibonacci Fan là 38.2%, 50% và 61.8%.

Như hình bên dưới, Fibonacci Fan đã giúp xác định ngưỡng kháng cự cho giá vàng vào tháng 12/2014 và tháng 04/2015.         

Fibonacci Time Zones và ứng dụng

Fibonacci Time Zones không giúp xác định ngưỡng kháng cự, hỗ trợ. Công cụ này chủ yếu dùng để xác định thời điểm đảo chiều của giá dựa trên xu hướng hiện hành.

Nếu các vạch của Fibonacci Time Zones đúng càng nhiều trong quá khứ thì càng có cơ sở để tin tưởng vào thời điểm đảo chiều do các vạch sau đó chỉ ra.

Trong trường hợp của VN-Index dưới đây, chúng ta có thể nhận thấy vạch Fibonacci Time Zones số 5 đã báo hiệu đúng đỉnh của tháng 04/2014. Những vạch Fibonacci Time Zones sau đó đều báo hiệu khá chính xác đáy của tháng 05/2014, đáy nhỏ tháng 07/2014, đỉnh tháng 03/2015...

   

Lời kết:

Fibonacci là công cụ hiệu quả trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên dùng kết hợp với các công cụ khác như trendline, hỗ trợ, kháng cự và sóng Elliott... để tăng hiệu quả đầu tư.

Phạm Tấn Phát, Phòng Nghiên cứu Vietstock

                                                                                   

Các tin tức khác

>   Câu chuyện thương hiệu qua chia sẻ của chuyên gia (27/04/2015)

>   Điều gì khiến giới đầu tư Việt giao dịch quá mức? (29/04/2015)

>   Nhận dạng hình hài công ty đại chúng (01/05/2015)

>   6 bài học đầu tư từ Fed (15/04/2015)

>   Học được gì từ nguyên lý đầu tư Berkshire Hathaway? (03/04/2015)

>   Nhà đầu tư và “Ngài thị trường” hoảng loạn (02/04/2015)

>   Thị trường cổ phiếu Việt Nam hiện đắt hay rẻ? (06/03/2015)

>   Giải mã tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán (27/02/2015)

>   Tâm lý đầu tư và việc ra quyết định đầu tư (21/02/2015)

>   Chứng khoán phái sinh và những lợi ích mang lại (22/02/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật