Thứ Hai, 06/04/2015 11:03

Công nghiệp dược trước nhiều thách thức

Thị trường dược phẩm Việt Nam có nhu cầu lớn nhưng thuốc nội địa chưa thể đáp ứng và đây được xem là mảnh đất màu mỡ cho các công ty nước ngoài. Đặc biệt, các tập đoàn dược phẩm Ấn Độ đang tìm nhiều cách để gia tăng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam. Ngành công nghiệp dược trong nước đang đứng trước nhiều thách thức.

Thị trường dược phẩm Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho các công ty nước ngoài. Ảnh: Hoàng Nhung

Dược Ấn Độ mở rộng thị trường

Ngày 19 và 20-3 vừa qua, hội chợ triển lãm ngành dược Ấn Độ diễn ra tại TPHCM với hơn 50 doanh nghiệp dược ở các lĩnh vực nguyên liệu, bán thành phẩm, các thành phần bào chế, dược phẩm sinh hóa và máy móc thiết bị... chưa từng có mặt tại thị trường Việt Nam. Lần đầu tham gia triển lãm tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp chỉ trưng bày một vài sản phẩm thuốc thành phẩm đặc trưng của mình, có doanh nghiệp chỉ trưng bày catalog giới thiệu sản phẩm.

Hiện tại, Ấn Độ có nhiều công ty dược nhất và có lượng sản phẩm dược đăng ký nhiều nhất tại Việt Nam. Năm 2014 có 4.269 loại dược phẩm của Ấn Độ được đăng ký, chiếm 26% tổng số dược phẩm đăng ký tại Việt Nam.

Được biết đến năm 2016 sẽ có thêm một số nhà máy sản xuất dược, hóa dược của doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam. Họ sẽ tìm đối tác để thành lập công ty cổ phần liên kết và sẽ cử người sang vận hành, phát triển những công ty này.

Bên cạnh lợi thế đang dẫn đầu mảng dược phẩm nhập khẩu vào Việt Nam, các sản phẩm dược của Ấn Độ cũng được đề cập trong hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa khu vực ASEAN và Ấn Độ. Mức thuế ưu đãi từ 0-9% hiện nay đang thúc đẩy hoạt động nhập khẩu dược phẩm từ Ấn Độ vào Việt Nam mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Theo bà Roja Rani, Trợ lý giám đốc bộ phận của Hội đồng Phát triển xuất khẩu dược Ấn Độ (Pharmexcil) kiêm phụ trách thị trường châu Á, không chỉ nhập khẩu thuốc thành phẩm, trang thiết bị y tế, dược phẩm sinh hóa...,

Ấn Độ còn là thị trường duy nhất mua cây dược liệu Artemisinin tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam để sản xuất thuốc điều trị sốt rét. Hiện có khoảng 60.000 nông dân trồng cây này.

...nhưng dẫn đầu về thuốc kém chất lượng

Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng nhập từ các công ty Ấn Độ được phát hiện ngày càng nhiều. Theo Cục Quản lý dược thuộc Bộ Y tế, từ ngày 1-1-2011 đến 23-8-2013, cục này đã phát hiện 37 công ty của 10 quốc gia có thuốc vi phạm chất lượng, trong đó có 25 công ty dược phẩm của Ấn Độ. Kể từ ngày 1-10-2013, tất cả 100% lô thuốc nhập khẩu từ các công ty đều phải được kiểm tra trước khi lưu hành trên thị trường.

Theo công bố của Cục Quản lý dược, kết quả thanh tra đợt 8 (từ ngày 23-8-2013 đến 5-3-2014) có 63 công ty có thuốc vi phạm chất lượng, trong đó có 44 công ty của Ấn Độ, chiếm tới hai phần ba. Bà Roja Rani cho biết sắp tới Ấn Độ sẽ cử đoàn kỹ thuật viên đến các nhà máy xem tại sao để xảy ra tình trạng thuốc kém chất lượng như vậy, và Ấn Độ sẽ cố gắng cải thiện tình trạng này.

Xem thêm tại đây...

Hoàng Nhung

tbktsg

Các tin tức khác

>   Sữa “tung chiến thuật” tăng giá trước ngày phải đăng ký lại (06/04/2015)

>   Những cuộc đua tỷ đô nâng cấp đội tàu bay (06/04/2015)

>   2016: Ôtô nhập nguyên bản đồng loạt xuống giá (06/04/2015)

>   Hiệp định VPA/FLEGT: Để gỗ Việt Nam vươn xa (06/04/2015)

>   Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Vai trò mới trong bối cảnh mới (05/04/2015)

>   Khách quốc tế liên tiếp sụt giảm: Cần tư duy mới (04/04/2015)

>   Thực hiện mục tiêu quốc gia: Sẽ siết chặt chi tiêu (04/04/2015)

>   Brazil dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu cá tra Việt Nam (04/04/2015)

>   Sửa sân bay Tân Sơn Nhất nhưng không giảm chuyến bay (04/04/2015)

>   Những dấu hỏi cho cả ven sông Đồng Nai (04/04/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật