Thứ Năm, 02/04/2015 10:45

Chứng khoán tháng 4/2015: Tích lũy và phân hóa?

Sau những phiên giảm điểm mạnh dưới tác động của các cổ phiếu vốn hóa lớn và rút ròng của ETF, thị trường chứng khoán trong tháng 4/2015 được các chuyên gia dự báo sẽ rơi vào trạng thái tích lũy và phân hóa.

Ông Phan Dũng Khánh – Giám đốc Tư vấn và Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) cho rằng: “Trong tháng 4, xu hướng giảm vẫn chưa thay đổi với kịch bản tốt nhất là tốc độ giảm chậm lại và bắt đầu đi vào giai đoạn tích lũy”.

Ông Khánh dự báo, VN-Index trong tháng 4 có thể giảm về vùng 520-530 điểm, tích cực nhất cũng chỉ lên mức 560-580 điểm. Thanh khoản toàn thị trường chỉ ở mức trung bình của tháng 3, dao động trong ngưỡng 1,400-1,500 tỷ đồng.

Với thị trường hiện tại, nếu có tăng điểm chỉ là hồi kỹ thuật do các ngưỡng hỗ trợ quan trọng của cả hai chỉ số đã bị phá vỡ. Trường hợp thị trường cho dấu hiệu gia tăng phải thỏa mãn 2 yếu tố là chỉ số gia tăng thanh khoản cũng gia tăng và mức thanh khoản này duy trì trong nhiều phiên liên tiếp.

Nhân tố được quan tâm hiện nay nhất là dòng tiền lại đang khá xấu với xu hướng rút ra. Diễn biến này làm nhiều nhà đầu tư lo ngại dòng vốn sẽ dịch chuyển qua các thị trường khác tốt hơn, nhất là nguồn vốn của các nhà đầu tư ngoại. Khối ngoại tuy giao dịch ít nhưng tập trung ở các mã lớn có ảnh hưởng đến chỉ số, vì vậy chỉ cần khối này dừng bán ròng và mua (dù nhẹ) trở lại sẽ tạo yếu tố tâm lý tích cực hơn đến nhiều nhà đầu tư.

Ông Khánh khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên giữ tiền mặt lớn. Với nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu cao hay đang “kẹt hàng” thì nên tận dụng những phiên thị trường bật lên để giảm tỷ trọng và đặc biệt nếu chạm các kháng cự ngắn hạn như mốc 560 điểm thì nên giảm bớt tỷ trọng. Và nên hạn chế tối đa kích hoạt trạng thái mua.

Với góc nhìn ngắn hạn hơn, ông Nguyễn Hữu Bình – Trưởng phòng phân tích CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS) cho rằng: “Sau những phiên giảm điểm mạnh và liên tục thị trường tuần đầu tiên của tháng 4/2015 khả năng sẽ có sự hồi phục. Tuy nhiên, sự hồi phục này chỉ đạt mức độ vừa phải nhưng nó cũng sẽ giúp tâm lý nhà đầu tư cải thiện hơn và bớt đi sự bi quan”.

Ông Bình phân tích, tác nhân của việc suy giảm hiện nay là khối ngoại với nhân tố chính là quỹ V.N.M ETF. Gần đây, quỹ này liên tục rút vốn và đã lấy đi toàn bộ số tiền chảy vào quỹ trong khoảng thời gian đầu năm. Tuy nhiên, xuất hiện điểm nhấn hỗ trợ là tỷ lệ P/NAV đã chuyển từ trạng thái discount mạnh sang tăng trưởng 0.23%. Điều đó củng cố khả năng quỹ sẽ hạn chế rút vốn. Đây sẽ là một trong những yếu tố mà ông cho rằng tạo nên sự hồi phục tuần đầu tháng 4/2015.

Tác nhân từ khối ngoại nhưng “tội đồ” lại mang tên GAS-PVD mà lực bán chiếm phần lớn lại là khối nội. Tuy nhiên những cổ phiếu này đã chững lại đà giảm và có thể cũng sẽ hồi phục lại nên tác động đến chỉ số VN-Index sẽ không còn quá lớn. Bên cạnh đó, hàng loạt các cổ phiếu khác như SSI, PVT, VND,... đã giảm về mức giá đáy của 2 tháng gần đây cũng sẽ là yếu tố đưa dòng tiền quay lại, đặc biệt khi nhóm Large Cap trở nên yên ổn, VN-Index ít biến động.

Hai yếu tố trên sẽ tạo nên sự đảo chiều của thị trường chứng khoán tuần đầu tháng 4/2015 và xa hơn VN-Index có thể sẽ lên lại mốc 570 điểm trong thời gian tới. Tuy vậy, chỉ một số cổ phiếu có thể sẽ gia tăng tốt và  đây có thể là tín hiệu mua (đặc biệt những nhà đầu tư có cổ phiếu nên tận dụng) trở lại.

Ông Trần Minh Hoàng – Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường CTCK Vietcombank (VCBS) cũng cho rằng: “Thị trường trong tháng 4/2015 sẽ có sự hồi phục nhẹ nhưng có sự phân hóa rõ nét giữa các cổ phiếu”.

Theo đó, trong tháng 4/2015, việc bước vào mùa ĐHĐCĐ, thị trường sẽ có những điểm hồi phục nhưng sẽ có sự phân hóa, hay chỉ tăng nhẹ. Nhiều mã bluechip sẽ tiếp tục giảm và ngược lại sẽ có những mã trụ trong Mid Cap hay Small Cap có kết quả kinh doanh tốt - kế hoạch hứa hẹn sẽ bứt phá.

Ông dự đoán biên độ giao dịch trong tháng 4/2015 sẽ chỉ ở mức 5% so với kết phiên cuối tháng 3. Mặc dù vậy, sẽ có những cổ phiếu với triển vọng khả quan và có thể đạt mức tăng từ 20-30%.

Ông kỳ vọng dòng tiền trong tháng 4 sẽ có sự gia tăng trở lại tuy nhiên mức tăng không mạnh bởi một số nhân tố sẽ kìm hãm như Thông tư 36, rút ròng chứng chỉ quỹ  của khối ngoại,...

Riêng dòng vốn ngoại, với các nhân tố ổn định của kinh tế trong nước, thị trường Việt Nam hứa hẹn vẫn sẽ thu hút dòng vốn này. Tuy nhiên, biến động đồng USD sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư nước ngoài. Kịch bản tốt nhất là khối ngoại không bán ròng và giao dịch cầm chừng theo hướng mua nhẹ.

Với nhìn nhận thị trường có thể tích lũy nhẹ trở lại và dần cũng cố mặt bằng giá mới quanh vùng 540-550 điểm, theo ông Hoàng, có thể xem xét giải ngân tại vùng này. Các cổ phiếu có cơ bản tốt, kết quả kinh doanh khả quan thì có thể quan tâm giải ngân. Tuy nhiên, ông khuyến nghị nhà đầu tư tránh mua đuổi giá và chỉ nên mua nhẹ.

Một số nhóm ngành cho tín hiệu mua tốt như ngân hàng, bất động sản, xuất khẩu hay một số ngành được hưởng lợi từ giá nguyên liệu giảm, tác động tỷ giá...

Duy Hoàng

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 02/04: Tiếp tục quan sát thị trường (01/04/2015)

>   Góc nhìn 01/04: Vẫn khó phục hồi (31/03/2015)

>   Góc nhìn 31/03: Hầu hết cổ phiếu đã về ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn (30/03/2015)

>   Chọn cổ phiếu với kỳ vọng từ hoạt động kinh doanh (30/03/2015)

>   Góc nhìn 30/3 – 3/4: Kỳ vọng đảo chiều? (29/03/2015)

>   Góc nhìn 27/03: Cơ hội tăng điểm vẫn hiện diện (26/03/2015)

>   Chứng khoán 2015: 3 nhân tố hỗ trợ và 3 chiến lược đầu tư phù hợp (26/03/2015)

>   Góc nhìn 26/03: Phiên hồi kỹ thuật? (25/03/2015)

>   Góc nhìn 25/03: Nhịp hồi vẫn còn! (24/03/2015)

>   Thị trường giảm do khối ngoại bán ròng? (24/03/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật