Thứ Sáu, 30/01/2015 11:10

Cổ phiếu ngành đường: Cơ hội bắt đáy đang đến gần?

Quý 1 là giai đoạn có thể kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tích cực từ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Thực phẩm – Đồ uống, do trùng với dịp Tết Nguyên Đán, thời điểm thường có mức gia tăng mạnh trong tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống.

Chuyển động của các cổ phiếu trong nhóm ngành này được phản ánh qua chỉ số VS-Food&Drink. Phân tích kỹ thuật của chỉ số này có thể thấy giúp nhà đầu tư có cái nhìn mang tính thị trường hơn về tiềm năng tăng trưởng của các cổ phiếu trong ngành.

Chỉ số ngành Thức phẩm – Đồ uống (VS-Food&Drink)

Nhìn chung, chỉ số cổ phiếu nhóm ngành Thức phẩm – Đồ uống (VS-Food&Drink) vẫn đang di chuyển trong kênh xu hướng tăng trưởng trung và dài hạn.

Theo Weekly Chart

Chỉ báo MACD xuất hiện tín hiệu phân kỳ giá xuống, cảnh báo khả năng đảo chiều giảm điểm. Tín hiệu tiêu cực thực sự chỉ xuất hiện khi các kênh xu hướng tăng trung và dài hạn bị phá vỡ.

Tuy nhiên, với những diễn biến tích cực trong các phiên đầu tuần, mẫu hình nến đảo chiều tăng Bullish Engulfing có khả năng xuất hiện trên VS-Food&Drink, cho thấy khả năng kết thúc giai đoạn tích lũy của chỉ số này.

Theo Daily Chart

Các tín hiệu ngắn hạn cho thấy khả năng có thể kích hoạt một đợt tăng trưởng mới trong ngắn hạn đối với chỉ số VS-Food&Drink. Do đó, việc theo dõi và quan sát kỹ tín hiệu từ các nhóm cổ phiếu trong ngành là cần thiết.

Đầu tiên là VS-Food&Drink đã chính thức vượt lên ngưỡng kháng cự 420 điểm (đỉnh cũ tháng 12/2014), sau hơn 2 tuần tích lũy quanh vùng này, với khối lượng giao dịch gia tăng mạnh. Do đó, chỉ số này có khả năng hướng đến mốc kế tiếp ở mức 438 điểm, tương ứng với ngưỡng Fibonacci Projection 100%.

VS-Food&Drink cũng đã test thành công ngưỡng hỗ trợ tạo bởi biên mây của Ichimoku Kinko Hyo (vùng 410 – 415 điểm) cho thấy khả năng tiếp tục tăng trưởng của chỉ số này là cao. Củng cố thêm cho khả năng này là các tín hiệu đồng thuận từ cả MACD, Stochastic Oscillator và ADX.

Dù vậy trước mắt, các cổ phiếu ngành này có khả năng sẽ có sự điều chỉnh nhẹ trở lại, do đã có phiên bứt phá mạnh trước đó, khiến cho chỉ số VS-Food&Drink vượt ra khỏi biên trên của Bollinger Bands.

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu trong ngành

Chúng tôi lựa chọn phân tích một số cổ phiếu trong ngành đường, là nhóm ngành thường có kết quả kinh doanh tích cực vào mùa vụ cuối năm Âm lịch, đồng thời cũng là nhóm ngành có diễn biến giảm điểm sâu trong những phiên vừa qua.

BHS - CTCP Đường Biên Hòa

Tín hiệu kỹ thuật: BHS đã phá vỡ đường xu hướng giảm dài hạn (kéo dài từ tháng 05/2012) và chuyển động trong kênh xu hướng tăng trung hạn (kể từ tháng 09/2013).

Tuy nhiên, do MACD vẫn đang chuyển động theo hướng giảm và ADX cũng đồng thời tăng trở lại, cho khả năng nhịp điều chỉnh giảm hiện tại có thể mạnh lên. Do đó, BHS có thể tích cực trong trung hạn nhưng chưa tăng ngay được trong ngắn hạn.

Vùng giá 10,000 – 10,500 hiện tại vẫn đang cho thấy có lực hỗ trợ khá vững chắc cho BHS.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư trung hạn có thể mua tích lũy khi giá điều chỉnh về vùng 10,000 – 10,500 và thoát trạng thái khi giá phá vỡ vùng này, tương ứng với cận dưới của kênh tăng giá trung hạn.

LSS - CTCP Mía đường Lam Sơn

Tín hiệu kỹ thuật: Giá LSS vẫn đang chuyển động trong xu hướng giảm dài hạn kéo dài từ tháng 10/2009 và vẫn đang duy trì bên dưới các đường MA dài hạn như SMA100, SMA200.

Tuy nhiên, LSS đang có một số tín hiệu khá tích cực trong ngắn hạn:

Thứ nhất, giá đang gần chạm đến vùng 8,000 – 8,600. Đây là vùng giá thấp nhất của cổ phiếu này trong hơn 5 năm qua.

Thứ hai, khối lượng giao dịch dù ở mức thấp nhưng không giảm mạnh như trước và có mức trung bình 20 phiên ổn định từ tháng 10/2014 đến nay.

Hiện nay, chỉ báo Stochastic Oscillator cho tín hiệu mua ở vùng oversold và Relative Strength Index được kỳ vọng sẽ có sự bứt phá tương tự như các giai đoạn trước đây (tháng 05/2014, tháng 11/2012…).

Khuyến nghị: Mua vào khi giá rơi đến vùng 8,000 – 8,600. Cắt lỗ khi giá phá vỡ vùng này.

NHS – CTCP Đường Ninh Hòa

Tín hiệu kỹ thuật: NHS đang duy trì trên vùng 10,500 – 11,200. Vùng này cho thấy khả năng chống đỡ khá vững chắc, khi đã được test trong khoảng thời gian khá dài (2 tháng cuối năm 2014). Theo đồ thị khung thời gian tuần, vùng giá hiện tại cũng trùng với các đường hỗ trợ mạnh là SMA100, SMA200.

Bên cạnh đó, chỉ báo ADX cũng cho thấy xu hướng giảm kéo dài từ đầu tháng 01/2014 đang yếu dần đi. Trong khi đó, theo đồ thị ngày, ADX sau khi giảm xuống mức thấp và có dấu hiệu tăng trở lại cũng cho thấy NHS đang kết thúc quá trình tích lũy ngắn hạn.

Khả năng mạnh lên theo hướng tích cực được đánh giá cao hơn, khi các vùng hỗ trợ đã cho thấy lực chống đỡ tốt trong thời gian qua.

Khuyến nghị: Mua vào ở vùng giá hiện tại (vùng 10,500 – 11,200). Cắt lỗ khi rớt khỏi mốc 10,500.

SBT – CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh

Tín hiệu kỹ thuật: SBT đã có những phiên sụt giảm mạnh trong thời gian qua. Giá đã test lại ngưỡng hỗ trợ mạnh: vùng giá 10,500 - 11,000. Vùng này đã được test thành công 5 lần trong quá khứ. Vùng giá này đồng thời cũng trùng với đường SMA200 (theo khung thời gian tuần) nên độ tin cậy cao.

Trong tuần cuối cùng của năm 2014, giá SBT đã phá vỡ đường SMA100 (theo khung thời gian tuần) sau giai đoạn kéo dài gần 1 năm chuyển động bên dưới đường này.

Các biến động gần đây khiến cho giá SBT tạm thời rơi xuống dưới đường này. Tuy nhiên, khả năng SBT giảm sâu hơn là không quá cao, do các ngưỡng hỗ trợ SBT sắp chạm đến có lực chống đỡ rất mạnh.

Khuyến nghị: Mua vào ở vùng giá hiện tại (10,500 – 11,000). Cắt lỗ khi rớt khỏi mốc 10,500.

Từ Vĩ Trí – Chuyên viên Phân tích Kỹ thuật

Các tin tức khác

>   Ngày 29/01/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (29/01/2015)

>   Thời điểm đảo chiều ngắn hạn sắp đến? (28/01/2015)

>   Trading System Tuần 26 – 30/01: Các tín hiệu nhiễu khá nhiều (28/01/2015)

>   Ngày 27/01/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (27/01/2015)

>   Tuần 26 - 30/01/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (25/01/2015)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 26 – 30/01/2015 (25/01/2015)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: BVS - CTCP Chứng Khoán Bảo Việt (29/01/2015)

>   Hiện tượng "Tháng 2" – Điểm mới ở thị trường chứng khoán Việt Nam (27/01/2015)

>   Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: GMD - CTCP Đại Lý Liên Hiệp Vận Chuyển (28/01/2015)

>   Ngày 22/01/2015: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (22/01/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật