Thứ Sáu, 14/11/2014 09:09

Mía đường vào vụ, người "lên hương" kẻ bỏ cuộc

Mặc dù có những nhà máy đường phải đóng cửa khiến cho hàng vạn nông dân lâm vào cảnh khốn đốn nhưng vẫn còn những nhà máy đảm bảo vùng nguyên liệu và có những chính sách phù hợp để nông dân gắn bó với cây mía.

Những ngày này, nông dân và các nhà máy đường trên cả nước đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch mía niên độ 2014 - 2015. Những khó khăn của ngành mía đường như đường lậu, tồn kho cao vẫn còn đó, đã có nhà máy đường phải đóng cửa khiến cho hàng vạn nông dân lâm vào cảnh khốn đốn. Tuy nhiên, vẫn có những nhà máy để duy trì sự phát triển, đảm bảo vùng nguyên liệu trồng mía đã và đang đồng hành cùng người nông dân bằng những chính sách thu mua mía phù hợp và những chính sách hỗ trợ trồng mía, đảm bảo thu nhập ổn định để nông dân gắn bó với cây mía.

ĐBSCL mía ngọt mà “đắng”

Khó khăn là tình hình chung của ngành mía đường, nhưng hậu quả nặng nề nhất lại đổ dồn lên vai người nông dân, tạo ra tâm lý hoang mang, bất mãn dẫn đến đình đốn trong sản xuất thu hoạch mía.

Tại tỉnh Hậu Giang, mía 10 chữ đường (CCS) đang được thu mua tại nhà máy đường Phụng Hiệp còn 830 đồng/kg, tại xí nghiệp đường Vị Thanh còn 855 đồng/kg. Tuy nhiên, giá thu mua của thương lái tại ruộng chỉ khoảng 700 – 730 đồng/kg, có nơi giá thu mua chỉ còn ở mức khoảng 500 đồng/kg. Ông Thắng – nông dân xã Trí lực nhẩm tính: “chi phí sản suất trong vụ mía này mà nông dân phải bỏ ra từ 500 đ/kg đến 700 đồng/kg, như vậy nông dân ĐBSCL đang lỗ, hoặc may mắn lắm là huề vốn”.

Thiệt hại nặng nề hơn cả là nông dân thuộc huyện Thới Bình, Cà Mau đang đứng trước cảnh dở khóc dở cười trước sự việc hơn 1,800 ha mía đã đến ngày thu hoạch nhưng không có nơi tiêu thụ. Nhiều hộ nông dân không còn sự lựa chọn đã buộc phải phá bỏ ruộng mía để chuyển hình thức canh tác. Nguyên nhân do nhà máy đường Cà Mau (hiện là đơn vị duy nhất thu mua mía của 1,700 hộ trên địa bàn Cà Mau và khoảng 2,300 hộ ở tỉnh giáp ranh là Kiên Giang) đã quyết định tạm ngừng đóng cửa. Cây mía vốn ngọt ngào, giờ đây đang trở thành "trái đắng" đối với nông dân ĐBSCL.

Ngược lại, nhiều doanh nghiệp mía đường không chỉ trụ vững trước những sóng gió mà còn mở ra thời kỳ khởi sắc cho cây mía, đảm bảo cuộc sống nông dân với phương châm “nông dân có lãi – nhà máy có lời” bằng chính tiềm lực tự thân.

Miền Đông Nam bộ - Chính sách đồng hành cùng nông dân

Trái với vùng mía đắng ở ĐBSCL, nông dân khu vực miền Đông Nam bộ dường như đang có một vụ mùa nhiều thuận lợi hơn khi các đơn vị như Công ty cổ phần Đường Nước Trong, Biên Hòa Tây Ninh, Thành Thành Công Tây Ninh (TTCS - SBT) – với tiêu chí đồng hành, sát cánh cùng bà con nông dân ngay từ đầu vụ đã công bố kế hoạch thu mua mía cũng như giá mua chi tiết đến từng hộ nông dân. Ngoài những cam kết sẽ được thực hiện theo hợp đồng đầu tư vùng nguyên liệu các hộ nông dân còn được trợ giá với mức bình quân là 25,000 đồng/ tấn mía và được nhà máy hỗ trợ cước vận chuyển cùng nhiều hoạt động hỗ trợ rất thiết thực khác.

Đối với công tác thu hoạch, nhằm tạo điều kiện cho bà con nông dân, các nhà máy đã chủ động sắp xếp lịch thu hoạch sớm đối với các trường hợp đặc biệt như phá gốc để trồng mới; phân ranh chống cháy; mía bị sâu, bệnh cần thu hoạch sớm để giảm thiệt hại.

Cũng trong ngày 14/11/2014, Nhà máy Biên Hòa Trị An sẽ tổ chức Hội nghị khách hàng đầu vụ - để gặp gỡ các hộ nông dân trồng mía nhằm công khai chính sách thu mua, thống nhất kế hoạch thu hoạch cùng toàn thể bà con nông dân để đảm bảo khi nhà máy khởi động bà con nông dân và nhà máy có thể phối hợp nhịp nhàng đảm bảo cho một mùa vụ thành công tốt đẹp.

Nhà máy chỉ tồn tại khi nông dân còn gắn bó với cây mía. Nếu mong muốn phát triển vùng nguyên liệu mía ổn định và bền vững. Nhà máy phải đồng hành và giúp bà con nông dân an tâm tiếp tục gắn bó với cây mía. Dễ dàng thấy được, khi có tâm với nghề, có tình với nông dân, thì cây mía không bao giờ là trái đắng…

M.H.

Các tin tức khác

>   Diện tích nuôi thủy sản chất lượng cao ở Cần Thơ tăng gấp đôi (13/11/2014)

>   Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2014/15 tăng mạnh (13/11/2014)

>   Nông dân Trà Vinh lao đao vì giá mía nguyên liệu giảm mạnh (12/11/2014)

>   Hoàn thiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh nông sản (10/11/2014)

>   Việt Nam nhập khẩu trên 2.345 tấn thịt các loại (10/11/2014)

>   Xuất khẩu gạo chất lượng cao tại các tỉnh ĐBSCL tăng mạnh (10/11/2014)

>   Nông nghiệp Việt Nam: Làm gì để tránh “cảnh” làm thuê? (10/11/2014)

>   Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Bỏ sản xuất theo tư duy “sợ đói” (10/11/2014)

>   Ưu tiên vốn cho nông, thủy sản (09/11/2014)

>   Ngành nông nghiệp Italy thiệt hại 2,5 tỷ euro do thiên tai (09/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật