Thứ Hai, 10/11/2014 15:07

Xuất khẩu gạo chất lượng cao tại các tỉnh ĐBSCL tăng mạnh

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, từ đầu năm đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu trên 2,7 triệu tấn gạo chất lượng cao, chiếm 52% tổng lượng gạo đã xuất khẩu.

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại Công ty CP Lương thực Hậu Giang.

So cùng kỳ năm 2013, lượng gạo xuất khẩu trên tăng 44%, góp phần đưa giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu toàn vùng từ đầu năm đến nay đạt 2,32 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, mười tháng đầu năm 2014, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Khắc phục khó khăn này, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã làm tốt công tác quảng bá, tiếp thị nên khách hàng tại các nước EU, Bắc Mỹ, châu Á, châu Phi đặt mua gạo chất lượng cao của Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu gạo không giảm mạnh so cùng kỳ năm trước.

Mặt khác, chất lượng gạo phẩm cấp cao của vùng ngày càng được cải thiện so với gạo cùng phẩm cấp của một số nước lân cận, trong khi giá bán lại thấp hơn nên được khách hàng nước ngoài ưa chuộng.

Nguồn lúa gạo nguyên liệu cung ứng cho xuất khẩu tại Đồng bằng sông Cửu Long luôn dồi dào. Vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông vừa qua được mùa, cho tổng sản lượng đạt khoảng 24,3 triệu tấn, trong đó có trên 70% là lúa chất lượng cao, lúa thơm, đáp ứng tốt nhu cầu chế biến, xuất khẩu.

Trong thời gian qua, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã nỗ lực nâng cao chất lượng lúa giống trên cơ sở lai tạo, tuyển chọn thêm hàng chục loại giống có phẩm chất tốt, cho năng suất cao, phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng sinh thái, đạt chuẩn xuất khẩu và nhanh chóng cung ứng cho nông dân đưa vào canh tác.

Hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long có 4 triệu lượt ha đất sản xuất ba vụ lúa chính trong năm (Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông), phần lớn diện tích được gieo sạ bằng các giống phẩm chất cao.

Gần đây, những hạn chế trong công tác điều hành xuất khẩu gạo cũng từng bước được khắc phục, tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được nâng lên, có trách nhiệm với khâu sản xuất của người nông dân hơn.

Ngoài ra, hiện tượng bán phá giá, gây thiệt hại đến quyền lợi của người trồng lúa, của doanh nghiệp đã được hạn chế.

Số lượng doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh bảo đảm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cũng tăng thêm, góp phần nâng cao uy tín của hạt gạo Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung./.

Thế Đạt

vietnam+

Các tin tức khác

>   Nông nghiệp Việt Nam: Làm gì để tránh “cảnh” làm thuê? (10/11/2014)

>   Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Bỏ sản xuất theo tư duy “sợ đói” (10/11/2014)

>   Ưu tiên vốn cho nông, thủy sản (09/11/2014)

>   Ngành nông nghiệp Italy thiệt hại 2,5 tỷ euro do thiên tai (09/11/2014)

>   Giá cà phê giảm, nạn nhân của chiến tranh tiền tệ (08/11/2014)

>   Nông nghiệp Việt Nam: “Thị trường nội địa vẫn đang là vô tận” (08/11/2014)

>   Giá nông phẩm trên thế giới giảm bảy tháng liên tiếp (07/11/2014)

>   Năm 2015 - Nông nghiệp bước vào “cuộc chiến” chất lượng (07/11/2014)

>   "Không phải tôi về hưu nói cho sướng miệng" (07/11/2014)

>   Nông nghiệp Việt “đủng đỉnh” tiến vào hội nhập sau gần 2 thập kỷ (06/11/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật