Thứ Sáu, 10/10/2014 06:33

Tự tin sử dụng quyền phòng vệ thương mại

Việc Bộ Công thương ban hành Quyết định 7896/QĐ-BTC áp dụng chống bán phá giá trong vụ kiện của Công ty Posco VST, Inox Hòa Bình đối với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã làm sáng tỏ nhiều điều.

Theo giới chuyên môn, từ tư duy làm ăn trong thời kỳ hội nhập, thắng lợi này đem lại cách nhìn cụ thể, rõ ràng hơn cho doanh nghiệp trong nước về khả năng và hiệu quả của công cụ kiện chống bán phá giá trong phòng vệ thương mại.

Từ khía cạnh nhận thức và thực thi pháp luật, theo bà Phạm Châu Giang, Trưởng phòng Điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, sau khi Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH 11 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được ban hành, vụ kiện của Posco VST và Inox Hòa Bình là bước đi đầu tiên triển khai quy định này. Nhân viên của phòng thoát cảnh "thất nghiệp" sau gần 10 năm! Điều đó có nghĩa là, chúng ta có "đồ" mà không biết" xài", bởi văn bản "vũ khí" pháp luật đã có, "nằm im" rất lâu, nhưng không được doanh nghiệp biết đến, sử dụng để biến những kiến thức luật pháp thành lợi thế so sánh.

Câu chuyện những văn bản, quy định, rộng hơn nữa là những luật chơi theo thông lệ quốc tế đã có, phải nằm đợi doanh nghiệp chỉ khi "cháy nhà, chết người" mới "chiếu cố" quan tâm đến, là nghịch lý cần xóa bỏ. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, công cụ pháp luật của nước ta hỗ trợ cho doanh nghiệp không phải thiếu. Về cơ bản, các quy định của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá đều tuân thủ quy định tại Hiệp định chống bán phá giá (ADA). Điều quan trọng là doanh nghiệp có biết tìm hiểu, cân nhắc để quyết định sử dụng công cụ nào cho phù hợp không.

Thực tế, vũ khí hữu hiệu này bị bỏ ngỏ do kinh nghiệm hạn chế của nhiều doanh nghiệp. Việc vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật vừa bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong nước, vừa tránh bị các nước khác kiện ra WTO, không phải là dễ dàng. Đội ngũ luật sư "nội" vẫn còn thiếu lực để tư vấn cho doanh nghiệp trong các vụ kiện có tính chất thương mại quốc tế. Số lượng luật sư Việt Nam đang không ngừng tăng lên, song vẫn chưa đủ vững vàng và bản lĩnh khi đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong vụ kiện có yếu tố nước ngoài. Mặc dù chúng ta đã có nhiều đề án đào tạo đội ngũ luật sư "chất lượng cao", nhưng trong quá trình chờ đợi thực thi, nhiều lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị các đối tác khởi kiện.

Việt Nam đã hội nhập sâu vào thị trường thương mại quốc tế bằng việc ký kết nhiều văn bản, hiệp định song phương và đa phương. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục bỏ qua các "thanh gươm" hợp pháp vì những quan ngại nào đó, câu chuyện Việt Nam thường xuyên là bị đơn trong các vụ kiện chống bán phá giá sẽ còn tiếp diễn.

Hương Nguyên

nhân dân

Các tin tức khác

>   Thách thức giữa cải cách và hiệu quả quản lý (10/10/2014)

>   Không đầu tư sau thu hoạch, ngành nông nghiệp mất tiền tỉ (10/10/2014)

>   Bỏ con dấu là cởi trói cho doanh nghiệp (10/10/2014)

>   Nestlé tăng gấp đôi năng lực sản xuất Milo (09/10/2014)

>   Cần lưu ý về chất lượng nhân điều xuất khẩu (09/10/2014)

>   Doanh nghiệp nông, thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn vào Singapore (09/10/2014)

>   Thông xe kỹ thuật Dự án đường 5 kéo dài và khánh thành cầu Đông Trù (09/10/2014)

>   Cần thay đổi vai trò con dấu đối với doanh nghiệp (09/10/2014)

>   Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam (09/10/2014)

>   Cổ phần hóa, thoái vốn tại PVN: Gian nan phía trước (09/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật