Thứ Sáu, 10/10/2014 06:25

Thách thức giữa cải cách và hiệu quả quản lý

Điều 33, Hiến pháp (sửa đổi) quy định rõ: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đây là quy định phù hợp xu thế phát triển chung và được người dân, cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh. Để luật hóa điều này, nhiều quy định liên quan đang được nghiên cứu sửa đổi, trong đó có Luật Đầu tư.

Nhân viên Cục Thuế Bắc Ninh hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục kê khai thuế. Ảnh: ĐỨC ANH

Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) đang được gấp rút hoàn thiện, dự kiến trình QH xem xét, thông qua trong kỳ họp cuối năm 2014. Nhiều quy định "mở" liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh được triển khai áp dụng theo hướng mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ một loạt rào cản đầu tư không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam. Theo đó, người dân và doanh nghiệp được quyền đầu tư, kinh doanh tất cả những ngành, nghề pháp luật không cấm. Đã bãi bỏ 40/51 ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh như hiện nay và thu hẹp danh mục các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Năm 2013, ngành thuế thanh tra, kiểm tra tại 2.110 doanh nghiệp đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ đồng, chủ yếu do trốn thuế. Nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Hòa Bình, Gia Lai... gần như 100% số doanh nghiệp được thanh tra đều phát hiện vi phạm. Thanh tra tại 870 doanh nghiệp FDI có tới 720 doanh nghiệp vi phạm các quy định về thuế, nhất là hành vi chuyển giá trốn thuế.

Năm 2013, ngành thuế thanh tra, kiểm tra tại 2.110 doanh nghiệp đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ đồng, chủ yếu do trốn thuế. Nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Hòa Bình, Gia Lai... gần như 100% số doanh nghiệp được thanh tra đều phát hiện vi phạm. Thanh tra tại 870 doanh nghiệp FDI có tới 720 doanh nghiệp vi phạm các quy định về thuế, nhất là hành vi chuyển giá trốn thuế.

Theo các chuyên gia kinh tế, dự luật đã tiếp thu những cải tiến trong quản lý đầu tư kinh doanh đang áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Thay vì hàng chục thủ tục như hiện nay, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và báo cáo hằng năm về ngành nghề đã kinh doanh để quản lý và thực hiện nghĩa vụ thuế một cách "đồng bộ". Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho rằng, những quy định mới không chỉ tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh mà còn tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, công bằng, phá bỏ "lợi ích nhóm" đang manh nha xuất hiện trong nhiều ngành nghề mà lâu nay vẫn mang tính độc quyền.

Mặc dù được đánh giá là tiến bộ, đáp ứng yêu cầu cải cách, nhưng nhiều ý kiến cũng cho rằng, thách thức là rất lớn đối với các cơ quan nhà nước trong việc quản lý đúng "quỹ đạo" với mục tiêu cải cách phải đi cùng với nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh những ý kiến tán thành, vẫn còn nhiều băn khoăn về tính khả thi của các quy định.

Thực tế cho thấy, cùng với những chính sách thông thoáng trong thành lập doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp "ma" đã xuất hiện gây thiệt hại kinh tế, chủ yếu bán hóa đơn GTGT, trong đó, nhiều doanh nghiệp được thành lập theo chuỗi tại các địa phương khác nhau để cung cấp hóa đơn GTGT, rút ruột ngân sách hàng trăm tỷ đồng. Nguyên nhân là công tác quản lý còn nhiều lỗ hổng, hệ thống pháp luật liên quan thiếu đồng bộ.

Sáu tháng đầu năm 2014, cơ quan chức năng phát hiện, xử lý hơn bảy nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại với trị giá 118 tỷ đồng, tăng gần 10% về số vụ so với cùng kỳ năm 2013.

Cùng với sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, yếu tố quan trọng trong quá trình cải cách liên quan đến quản lý hoạt động quản lý đầu tư, kinh doanh là hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và đội ngũ cán bộ, nhưng hai khâu này được đánh giá là yếu nhất hiện nay. Nếu những quy định của dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) được thực hiện, các cơ quan Nhà nước sẽ chủ yếu thực hiện chức năng quản lý mang tính chất hậu kiểm và việc quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh, nghĩa vụ về tài chính như thuế, bảo hiểm xã hội... của doanh nghiệp được thực hiện trên hệ thống máy tính theo hướng liên thông. Tuy nhiên, thực tế, công tác quản lý vẫn mang tính khép kín trong nội bộ mà chưa thực hiện liên thông, gây khó khăn rất lớn trong trao đổi, tra cứu thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Vì thế, nhiều doanh nghiệp không còn hoạt động, trốn thuế, trốn đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã bỏ trốn mà ngành chức năng không biết và trách nhiệm xử lý không biết thuộc về cơ quan nào.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, trong quá trình cải cách, nếu không có chiến lược xây dựng chính sách mang tính dự báo nhằm tạo hành lang pháp lý cũng như hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm ngăn chặn những lỗ hổng có thể phát sinh, sẽ khó bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp đi đúng "quỹ đạo".

Tại Hội nghị đại biểu QH chuyên trách vừa được tổ chức mới đây, khi cho ý kiến dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng, đã đến lúc cần rà soát lại để sửa đổi cho phù hợp xu hướng phát triển chung, tuy nhiên cần chuẩn bị tốt các điều kiện đi kèm để luật có thể phát huy tác dụng khi áp dụng thực tiễn và nhất thiết không thể cải tiến một cách vội vàng.

Dự án Luật có nhiều cải tiến, tạo bước đột phá cho môi trường kinh doanh, nhưng cũng phải nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Nếu quản lý nhà nước không tốt, chính nó sẽ là nguyên nhân tạo môi trường kinh doanh không tốt.

Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch

(TP Hồ Chí Minh)

Bên cạnh các biện pháp hậu kiểm và chế tài xử lý, cần có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm của doanh nghiệp ngay từ khi phát sinh, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng mới xử lý theo kiểu việc đã rồi.

Đại biểu Quốc hội Võ Thị Hồng Thoại

(Bạc Liêu)


Thái Huy

nhân dân

Các tin tức khác

>   Không đầu tư sau thu hoạch, ngành nông nghiệp mất tiền tỉ (10/10/2014)

>   Bỏ con dấu là cởi trói cho doanh nghiệp (10/10/2014)

>   Nestlé tăng gấp đôi năng lực sản xuất Milo (09/10/2014)

>   Cần lưu ý về chất lượng nhân điều xuất khẩu (09/10/2014)

>   Doanh nghiệp nông, thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn vào Singapore (09/10/2014)

>   Thông xe kỹ thuật Dự án đường 5 kéo dài và khánh thành cầu Đông Trù (09/10/2014)

>   Cần thay đổi vai trò con dấu đối với doanh nghiệp (09/10/2014)

>   Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam (09/10/2014)

>   Cổ phần hóa, thoái vốn tại PVN: Gian nan phía trước (09/10/2014)

>   Tái cơ cấu DNNN: Tăng cường cơ chế giám sát (09/10/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật