Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU tăng 12,5%
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Nửa đầu năm 2014, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc đạt 219,3 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Có thể nói, năm nay, XK mặt hàng này khả quan hơn so với năm ngoái nhờ khôi phục thị trường XK lớn EU, trong đó XK tốt sang các thị trường đơn lẻ trong khối.
Chế biến mực XK.
|
Cụ thể, tính đến hết tháng 6, XK mực, bạch tuộc sang EU đạt 36,48 triệu USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là một kết quả đáng mừng sau 3 năm giá trị XK sang thị trường này giảm sút hoặc nhiều tháng liên tiếp chững lại.
Trong đó, giá trị XK sang 4 thị trường đơn lẻ lớn nhất khu vực là: Italy, Đức, Pháp và Tây Ban Nha có mức tăng trưởng mạnh lần lượt là: 6,6%; 20,2%; 140,4% và 119,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê mới nhất của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa kỳ (ITC), 4 tháng đầu năm 2014, Việt Nam là nguồn cung mực, bạch uộc lớn thứ 7 của Italy, chiếm 4% tổng giá trị NK của nước này. Hiện nay, giá NK mực, bạch tuộc của Italy cũng ở mức cao tại châu Âu, dao động từ 5,2 - 5,85 USD/kg.
Tại Pháp, các DN Việt Nam không thể cạnh tranh được với các DN Tây Ban Nha khi họ đã chiếm đến hơn 45% thị phần tại thị trường này. Ngoài một số nguồn cung lớn khác tại EU như: Italy, Bỉ, Đức, các DN Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các DN Ấn Độ. Đây là nguồn cung dồi dào lớn thứ 2 tại châu Á đang chiếm trên 15% tổng giá trị NK của Pháp.
Tuy nhiên, Pháp cũng là là thị trường có giá NK khá tốt tại EU và Việt Nam cũng đang là nhà cung cấp lớn thứ 8 của quốc gia này. Dự báo từ nay tới cuối năm, nhu cầu NK mực, bạch tuộc của Pháp ổn định.
Tại Đức, với giá NK ở mức cao so với các nước trong khu vực, dao động từ 4,8 - 5,8 USD/kg, các DN NK Đức thường đòi hỏi cao hơn về kích thước và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, chỉ có 3 nguồn cung lớn tại châu Á là: Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc có khả năng cạnh tranh cao nhất tại Đức. Tuy nhiên, thị phần của cả 3 nước này tại Đức đều mới chiếm tỷ lệ khiêm tốn, dưới 8%.
Uyển Như
hải quan
|