Thứ Tư, 20/08/2014 10:02

Thuốc lá lậu chiếm 30% thị phần trong nước

Ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho biết, thời gian gần đây thuốc lá lậu tăng đột biến. Riêng quý I/2014 thuốc lá nhập lậu tăng 185 triệu bao, chiếm 21% thị phần. Đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2014 thuốc lá nhập lậu tăng lên chiếm tới khoảng 30% thị phần tiêu thụ thuốc lá nội địa...

Sản xuất trong nước sụt giảm

Trên thực tế, kể từ năm 2013 khi các doanh nghiệp thuốc lá thực hiện in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh theo quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, đồng thời phải trích 1% cho Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, sản lượng sản xuất và tiêu thụ thuốc lá của cả ngành đã giảm rất mạnh.

4 tháng đầu năm 2014, sản xuất thuốc điếu của toàn Hiệp hội đã giảm 6,7% so với cùng kỳ (tương đương lượng giảm là 2.293,3 triệu điếu); tiêu thụ nội địa toàn Hiệp hội giảm 8,9%, trong đó nhiều đơn vị giảm trên 30% so với cùng kỳ. Nhiều nhãn thuốc đã giảm rất mạnh, từ 40% đến 70% so với cùng kỳ.

Thuốc lá lậu được bày bán công khai cạnh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trong khi đó, lượng thuốc lá nhập lậu tăng đột biến. Thuốc lá nhập lậu năm 2013 là 17 tỷ điếu, lấy đi 20% thị phần; quý I/2014 thuốc lá nhập lậu tăng đột biến với 185 triệu bao, chiếm 21% thị phần.

Đặc biệt là 5 tháng đầu năm 2014 thuốc lá nhập lậu tăng đột biến (khoảng 30%). Chính vì vậy, Hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho rằng việc tăng thuế TTĐB cần được xem xét trong bối cảnh tình hình buôn lậu thuốc lá đang ngày càng phức tạp và có ảnh hưởng tiêu cực như hiện nay:

Theo ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, buôn lậu thuốc lá đang thu siêu lợi nhuận. Tăng thuế TTĐB sẽ làm mức lợi nhuận của buôn lậu thuốc lá cao hơn, dẫn đến buôn lậu gia tăng. Thực tế khi thuế TTĐB tăng từ 45% lên 55% vào năm 2006 và 65% vào năm 2008 đã gây ra sự tăng đột biến của thuốc lá nhập lậu khoảng 6 tỷ điếu (từ 12 tỷ điếu năm 2006 lên 18 tỷ điếu năm 2008).

Thuốc lá lậu do trốn thuế nên có thể bán rẻ hơn thuốc lá sản xuất trong nước nhiều, người tiêu dùng Việt Nam do thu nhập thấp sẽ quay sang hút thuốc lá lậu. Thuốc lá lậu trốn thuế, giá rẻ và không phải in cảnh báo sức khỏe, không phải trích Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá nên sẽ được người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn chứ không giảm (bất chấp việc thuốc lá lậu không kiểm soát được chất lượng nên sẽ gây tác hại đến sức khỏe cộng đồng).

Do thuốc lá lậu tăng thì thuốc lá sản xuất trong nước sẽ bị thu hẹp và tổng thu ngân sách nhà nước có thể sẽ giảm chứ không tăng mặc dù tăng thuế suất (lý do là phần thu ngân sách mất đi do thuốc lá lậu nhiều hơn).

Thất thu 6.500 tỷ đồng/năm do buôn lậu

Trong những năm qua, ngành thuốc lá Việt Nam đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 19.000 - 20.000 tỷ đồng mỗi năm (tương đương gần 1 tỷ USD); tạo công ăn việc làm cho khoảng 6 triệu người lao động trong ngành thuốc lá: Công nhân sản xuất, nông dân trồng cây thuốc lá, và lao động trong các ngành dịch vụ thương mại liên quan; đóng góp hàng trăm tỷ cho công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo…

Tuy nhiên, thuốc lá điếu nhập lậu vào thị trường Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng sau khi Luật PCTHTL có hiệu lực. Đầu năm 2014, diễn biến về thuốc lá nhập lậu rất phức tạp, đã xuất hiện thêm ở nhiều tỉnh phía Bắc; xuất hiện nhiều loại thuốc lá lậu mới với giá rất rẻ (từ 2.700 đồng - 4.000 đồng/bao) như: Gold Deer, Elephant,…

Một số nhãn thuốc nội địa ở các vùng sát biên giới đã mất hết thị phần, thị trường.

Thuốc lá nhập lậu hiện được bán và tiêu dùng công khai tại tất cả các cửa hàng trên phạm vi toàn quốc, đã tác động xấu đến nhiều mặt kinh tế và xã hội của đất nước: Lấy đi 20% thị phần thuốc lá điếu nội địa.

Năm 2012 thuốc lá lậu làm thất thu ngân sách nhà nước 6.500 tỷ đồng, tương đương 309 triệu USD. Làm mất sản lượng nguyên liệu: 18.000 tấn/năm (tương đương diện tích trồng là 10.000 hecta).

Mất việc làm của nông dân: 5 triệu công lao động/năm; mất việc làm của công nhân: 600.000 công lao động/năm; và hàng trăm nghìn lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ liên quan.

Thuốc lá lậu không tuân thủ bất kỳ quy định nào về in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, an toàn vệ sinh thực phẩm và lộ trình giảm Tar và Nicotine, không kiểm soát được chất lượng nên sẽ gây tác hại nhiều đến sức khỏe cộng đồng.

Hiệp hội thuốc lá Việt Nam kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng cần sớm ban hành Chỉ thị về việc tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá điếu ngoại nhập lậu.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương triển khai khẩn trương, toàn diện, kiên quyết chống buôn lậu thuốc lá ở cả đầu vào và đầu ra như Chính phủ đã làm trong những năm 1990. Ngăn chặn buôn lậu thuốc lá tại các cửa khẩu, các tuyến biên giới; đồng thời kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các cửa hàng, tụ điểm, đối tượng lưu trữ, vận chuyển buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trên thị trường.

Hiệp hội thuốc lá Việt Nam đề nghị cho dừng việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu theo quy định Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới. Hiệp hội thuốc lá Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành thuốc lá Việt Nam cam kết hỗ trợ kinh phí cho các lực lượng chức năng chống buôn lậu và tiêu hủy thuốc lá theo quy định của pháp luật.

Xem xét lại việc tái xuất thuốc lá lậu bị tịch thu

Ngày 21/8/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1112/QĐ-TTg cho phép thí điểm tái xuất thuốc lá còn chất lượng nhập lậu bị tịch thu đến hết năm 2013, đồng thời giao cho Bộ Công Thương tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định này làm cơ sở cho việc thực hiện quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đối với việc xử lý thuốc lá nhập lậu bị tịch thu.

Sau gần 1 năm rưỡi thực hiện, ngày 15/1/2014, Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo 127/TW đã có Báo cáo số 06/BC-BCT về kết quả thực hiện thí điểm tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu.

Trong tổng số 28 tỉnh, thành phố thực hiện tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu chỉ có 10/28 tỉnh, thành phố đề nghị tiếp tục thực hiện. Việc tái xuất thuốc lá lậu ở nhiều tỉnh chưa cho thấy hiệu quả rõ ràng, trong khi các bộ ngành, UBND các tỉnh phải tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện tốn kém về thời gian và chi phí.

Bên cạnh đó, Điều 15, Khoản 4-c Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới đã quy định “… bảo đảm rằng tất cả các phương tiện sản xuất, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và các sản phẩm thuốc lá bất hợp pháp bị tịch thu phải được tiêu hủy…”.

Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia Công ước FCTC, do đó Việt Nam cần thiết phải tuân thủ các quy định và cam kết quốc tế để tránh những rủi ro về pháp lý.

tiền phong

Các tin tức khác

>   Đề xuất chỉ còn 8 ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh (20/08/2014)

>   "Không muốn nộp phí quá cảnh nên tìm cửa khẩu khác" (20/08/2014)

>   Sếp Petro Vietnam lĩnh lương 32 - 36 triệu đồng/tháng (20/08/2014)

>   Thả lỏng FDI: 'Có trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ' (20/08/2014)

>   Oằn lưng cõng phí... (19/08/2014)

>   Mối lo khi ra “sân chơi lớn” (19/08/2014)

>   Nhà đầu tư Nhật Bản đến TPHCM nhiều hơn (19/08/2014)

>   Xử lý nhiều xe ôtô vi phạm về kích thước thùng chở hàng (19/08/2014)

>   Để phim truyền hình Việt Nam vươn ra khỏi lãnh thổ (19/08/2014)

>   "Bắt tay" tăng tỷ lệ nội địa hóa: Sau hai năm, thành quả vẫn khiêm tốn (19/08/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật