Thứ Năm, 31/07/2014 16:29

Thủ tướng đồng ý lập Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

Ngày 30/7, Thủ tướng đã ký văn bản đồng ý chủ trương đầu tư dự án thành lập Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam, theo loại hình trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, do Học viện Y khoa Waseda và một số tổ chức, cá nhân của Nhật Bản đầu tư tại tỉnh Hưng Yên.

Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế về ODA và vốn vay ưu đãi.

Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Hưng Yên, các bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng dự án theo đúng quy định tại Nghị định 73/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác quốc tế, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo cam kết, trường sẽ đi vào hoạt động sau hai năm được cấp phép đầu tư. Dự kiến vốn điều lệ hơn 86 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 421 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích khoảng 30 ha. Sau 4 năm đi vào hoạt động, trường sẽ có quy mô 1.200 sinh viên, đội ngũ giảng dạy có 80 giảng viên (trong đó có 10 tiến sỹ người nước ngoài và 18 tiến sỹ người Việt Nam); đảm bảo tỷ lệ 15 sinh viên/giảng viên.

Cũng trong ngày 30/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2014 - 2015.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì xây dựng đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thời kỳ 2016 - 2020; rà soát, phân kỳ đầu tư đối với chương trình, dự án đang triển khai và dự kiến sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ để đảm bảo trong giới hạn trần nợ công, nợ Chính phủ đã được Quốc hội phê chuẩn, trình Chính phủ vào quý 4/2015.

Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành liên quan hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế về ODA và vốn vay ưu đãi; nâng cao chất lượng văn kiện chương trình, dự án và đảm bảo đúng tiến độ đàm phán ký kết điều ước quốc tế; tăng cường năng lực quản lý tổ chức thực hiện dự án; nâng cao trách nhiệm của các cấp trong việc xử lý khó khăn, vướng mắc; tăng cường tính minh bạch, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác giám sát và đánh giá.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng thông tư hướng dẫn về quy trình giải phóng mặt bằng; các bộ liên quan phối hợp với các nhà tài trợ tiến hành rà soát toàn bộ các chương trình, dự án, các gói thầu và đề xuất quy trình, giải pháp cụ thể đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý dự án.

Ngô Trang

Vneconomy

Các tin tức khác

>   Trâu, bò cũng… cạnh tranh (31/07/2014)

>   Nuôi tôm không đúng chuẩn sẽ bị phạt nặng (31/07/2014)

>   Tiếp tục giải bài toán “tồn kho” cho ngành đường (31/07/2014)

>   Dự án hầm Đèo Cả tiết kiệm được 4.000 tỷ đồng so với dự toán (31/07/2014)

>   Điện gió bất động (31/07/2014)

>   Thị trường sữa: Nhu cầu nhiều, dư địa lớn (31/07/2014)

>   Giải đáp những vướng mắc về ưu đãi đầu tư (31/07/2014)

>   Ngoại lệ của Vinashin (31/07/2014)

>   DN nhà nước trong kinh tế thị trường (31/07/2014)

>   Hiện tượng mới trong PPP (31/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật