Thứ Năm, 31/07/2014 08:51

Ngoại lệ của Vinashin

Bộ GTVT cùng với Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (SBIC, tiền thân là Vinashin) đã hoàn tất việc thẩm định phương án tái cơ cấu 8 công ty con mà SBIC giữ lại sau tái cơ cấu tổng công ty. Trong số này, không phải doanh nghiệp nào cũng làm ăn thua lỗ và phá sản.

Công ty công nghiệp tàu thủy Lai Vu thuộc Vinashin (cũ) là 1 trong 165 doanh nghiệp phải phá sản, giải thể

Trong số 8 công ty con được SBIC giữ lại sau khi tiến hành các thủ tục bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp, Công ty cổ phần (CTCP) đóng tàu Sông Cấm là một ngoại lệ do làm ăn có lãi liên tục trong nhiều năm nay, bất chấp các khó khăn, thua lỗ mà các doanh nghiệp khác gặp phải.

Trong đề án tái cơ cấu công ty mà Sông Cấm trình lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), không có việc tái cơ cấu nợ do thua lỗ. Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp này năm nay là bán 70% vốn nhà nước cho Tập đoàn đóng tàu Damen (Hà Lan), đơn vị đã liên doanh với CTCP Sông Cấm hơn 10 năm nay và xuất khẩu tàu đóng tại liên doanh đi nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của CTCP đóng tàu Sông Cấm, doanh thu của công ty trong 3 năm (2010-2013) tăng từ 814,5 tỉ lên đến 1.004 tỉ đồng. Năm 2013, họ đạt lợi nhuận 90,6 tỉ đồng.

Tập đoàn Damen cũng đề xuất kế hoạch mua cổ phần của công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long, sau khi công ty này hoàn thành tái cơ cấu.

Song doanh nghiệp làm ăn có lãi như Công ty CP đóng tàu Sông Cấm chỉ là một ngoại lệ; 7 doanh nghiệp còn lại phải cơ cấu nợ. Công ty đóng tàu Hạ Long chẳng hạn, năm 2013, họ đã âm vốn chủ sở hữu và lỗ lũy kế gần 4.000 tỉ đồng. Một ví dụ khác là trường hợp Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Bạch Đằng, hiện có 16 công ty con, công ty liên doanh, liên kết thì phải tiến hành phá sản, giải thể, bán vốn ở 5 công ty, chuyển về SBIC xử lý 5 công ty khác.

Theo kế hoạch năm 2014, SBIC phải hoàn tất tái cơ cấu tài chính và cổ phần hóa các công ty TNHH cảng Chân Mây, Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Hạ Long, Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh.

Các doanh nghiệp còn lại và công ty mẹ phải hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2015.

Trong số hơn 200 doanh nghiệp của Vinashin thành lập thời kỳ trước, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chỉ tiếp nhận 1 doanh nghiệp và Công ty TNHH một thành viên mua bán nợ (DATC, Bộ Tài chính) chỉ tham gia tái cơ cấu một doanh nghiệp nhỏ.

Ngọc Lan

TBKTSG

Các tin tức khác

>   DN nhà nước trong kinh tế thị trường (31/07/2014)

>   Hiện tượng mới trong PPP (31/07/2014)

>   DN bế tắc, tín dụng còn tụt dốc (31/07/2014)

>   Cơ hội tăng trưởng kinh tế từ gói cam kết Bali (30/07/2014)

>   Gỡ rào cản công nghiệp hỗ trợ (30/07/2014)

>   Xuất khẩu VN dựa quá nhiều vào sản phẩm thô (30/07/2014)

>   Thủ tướng chấp thuận xây sân bay tại Quảng Ninh (30/07/2014)

>   Intel Việt Nam sẽ sản xuất 80% chip máy tính thế giới (30/07/2014)

>   17 dự án ở Mộc Bài “giậm chân” tại chỗ sau 10 năm (30/07/2014)

>   Vẫn câu hỏi lối thoát nào cho Vinalines (30/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật