Thứ Tư, 30/07/2014 23:11

Cơ hội tăng trưởng kinh tế từ gói cam kết Bali

Ngày 30-7, tại TP.HCM, Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (USAID/GIG) hợp tác với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Gói cam kết Bali của WTO: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam".

Ngành Hải quan Việt Nam đang có nhiều nỗ lực nhằm thực hiện các mục tiêu về thuận lợi hóa thương mại của gói cam kết Bali. Ảnh: Nguyễn Huế

Dỡ bỏ rào cản thương mại

Vào tháng 12-2013, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đạt được thỏa thuận đầu tiên, gói cam kết Bali sau 12 năm đàm phán trong vòng Doha (DDA). Gói cam kết này bao gồm các thỏa thuận về thuận lợi thương mại, trợ giá nông nghiệp, miễn thuế và xóa hạn ngạch nhằm tiếp cận thị trường dễ dàng hơn cho các nước kém phát triển nhất. Đây được đánh giá là cơ hội nhằm dỡ bỏ các rào cản thương mại, tự do hóa thương mại toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo ông Trần Bá Cường, Phó trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách thương mại đa biên Bộ Công Thương, gói cam kết Bali của WTO nhằm cắt giảm hơn nữa rào cản thương mại và sửa đổi các quy tắc trong WTO với trên 20 lĩnh vực được đàm phán với mục tiêu cơ bản nhằm nâng cao tăng trưởng thương mại của các nước đang phát triển và kém phát triển. Trong đó 3 lĩnh vực quan trọng nhất là nông nghiệp, thương mại phát triển và Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.

Trong gói nông nghiệp đáng chú ý có một số nội dung như chương trình mua dự trữ đảm bảo an ninh lương thực. Theo đó các nước đang phát triển sẽ không bị kiện nếu vi phạm giới hạn hỗ trợ trong nước (10%)… Trong gói thương mại và phát triển, cam kết Bali cũng yêu cầu phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan với trên 97% sản phẩm XK của các nước kém phát triển, Đồng thời có cơ chế giám sát, đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước kém phát triển. Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ cần được đơn giản hóa cho các nước kém phát triển và các nước phát triển phải mở cửa thị trường dịch vụ, hơn nữa tạo điều kiện cho các nước đang phát triển tiếp cận dễ dàng hơn.

Đơn giản hóa thủ tục hải quan

Về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TF), cam kết Bali yêu cầu các thành viên phải đơn giản hóa thủ tục hải quan bằng cách giảm chi phí và tăng tốc độ hiệu quả thông quan. Đây là hiệp định của tính ràng buộc cao và là bước cải cách lớn nhất kể từ khi thành lập WTO với mục tiêu minh bạch, hiệu quả, giảm quan liêu, tham nhũng và sử dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực hải quan. Đồng thời Hiệp định TF cũng có các quy định nhằm hỗ trợ các nước không có biển thông qua việc giảm chi phí trong các thủ tục về quá cảnh; hỗ trợ các nước kém phát triển và đang phát triển thực thi hiệp định thông qua việc nâng cấp hạ tầng, đào tạo…

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, gói cam kết Bali không chỉ là động lực để hoàn tất vòng đàm phán Doha mà còn là sự đồng thuận đầu tiên kể khi WTO thành lập từ năm 1995. Trong đó, ý nghĩa lớn nhất là Hiệp định TF sẽ cắt giảm tệ quan liêu và đẩy nhanh quá trình thông quan. Giải quyết một số vấn đề phát triển bao gồm an ninh lương thực ở các nước đang phát triển và một số vấn đề dành cho các nước kém phát triển. Thể hiện cam kết chính trị nhằm giảm trợ cấp XK trong nông nghiệp và giữ ở mức thấp.

Theo ước tính của WTO, Hiệp định TF sẽ tạo ra 1,25 ngàn tỉ USD mỗi năm nhờ giảm chi phí và tăng hiệu quả thương mại và tạo ra khoảng 21 triệu việc làm, trong đó có 18 triệu việc làm ở các nước đang phát triển. Đảm bảo cho các nước đang phát triển giúp người ngèo đối chọi với các nguy cơ về an ninh lương thực, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường nông sản mới ở các nước đang phát triển. Các nước kém phát triển có cơ hội tốt hơn để khai thác ưu đãi thuế qua theo xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhờ quy tắc xuất xứ thuận lợi hơn.

Liên quan đến Hiệp định TF về đơn giản hóa thủ tục hải quan, ông Ngô Minh Tuấn, đại diện Cục Giám sát quản lí về hải quan- Tổng cục Hải quan cho biết, các quy định trong Hiệp định TF về cơ bản đồng nhất với các quy định trong Công ước KYOTO sửa đổi của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Việt Nam đã tham gia gần như toàn bộ Công ước KYOTO. Do đó, các biện pháp của Hiệp định TF về minh bạch và quyền của DN, quá cảnh, thủ tục và phí nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh đều đã được cơ quan Hải quan cụ thể hóa bằng Luật Hải quan sửa đổi.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại hội nhập ngày càng phát triển mạnh mẽ song song với đó tình hình buôn lậu và gian lận tăng cao, Hải quan Việt Nam vẫn có nhiều nỗ lực nhằm thực hiện các mục tiêu của Hiệp định TF về thuận lợi thương mại, đảm bảo cân bằng giữa thuận lợi và tuân thủ luật pháp, xúc tiến việc vận chuyển thông quan hàng hóa, đẩy mạnh sự phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan khác, nâng cao hỗ trợ kĩ thuật và xây dựng năng lực.

Nguyễn Huế

hải quan

Các tin tức khác

>   Gỡ rào cản công nghiệp hỗ trợ (30/07/2014)

>   Xuất khẩu VN dựa quá nhiều vào sản phẩm thô (30/07/2014)

>   Thủ tướng chấp thuận xây sân bay tại Quảng Ninh (30/07/2014)

>   Intel Việt Nam sẽ sản xuất 80% chip máy tính thế giới (30/07/2014)

>   17 dự án ở Mộc Bài “giậm chân” tại chỗ sau 10 năm (30/07/2014)

>   Vẫn câu hỏi lối thoát nào cho Vinalines (30/07/2014)

>   Ngành dệt may đi tìm đơn hàng giá cao (30/07/2014)

>   Sắp có tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh đi Phnom Penh (30/07/2014)

>   Zing bị đòi bồi thường bản quyền 4 tỉ đồng (30/07/2014)

>   Ban chỉ đạo điều hành giá có 10 thành viên (30/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật