Thứ Sáu, 11/07/2014 21:29

Chủ quyền và phát triển

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các quốc gia đều đẩy nhanh quá trình hội nhập. Một trong những bài toán lớn nhất trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau chính là làm sao tối đa hóa được chủ quyền độc lập và phát triển.

Bởi vì, khi đã chấp nhận hội nhập thì quyền tự chủ của mỗi quốc gia là có giới hạn, theo nghĩa quyền quyết định, thực thi, giám sát chính sách bị phụ thuộc dù muốn hay không. Ví dụ, tham gia WTO, Việt Nam phải thực hiện cam kết giảm thuế, phải mở cửa nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng, phải thay đổi hệ thống luật pháp cho phù hợp với thông lệ quốc tế...

Sau 7 năm gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam đã đối đầu với rất nhiều rủi ro về chống bán phá giá, an toàn vệ sinh thực phẩm và rất nhiều rào cản kỹ thuật khác trong xuất khẩu. Những rào cản này cho thấy mặt rủi ro của hội nhập và lệ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Việt Nam là nền kinh tế nhỏ, nên về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu không có quyền quyết định giá thị trường, chỉ theo giá thế giới, nên những cú sốc về giá đều ảnh hưởng đến Việt Nam.

Một rủi ro ít được nghiên cứu nhưng có thể gây ra tất cả các rủi ro trên, đó là rủi ro địa - chính trị. Thực tế, chúng ta đang phải đối mặt với rủi ro địa - chính trị trong nỗ lực đấu tranh với Trung Quốc để giữ chủ quyền biển đảo, kéo theo đó là những nguy cơ về mất thị trường xuất khẩu lớn về nông sản, và nhập nguyên phụ liệu...

Một điểm mới và ngày càng thấy rõ, gắn với sự phụ thuộc lẫn nhau, là thương mại hàng hóa, linh kiện hàng trung gian, một nhân tố năng động nhất của thương mại toàn cầu trong 10 năm qua.

Điều này phản ảnh sự phát triển, sự thay đổi của chuỗi giá trị và mạng giá trị toàn cầu, trong đó, Trung Quốc hiện vẫn là một mắt xích quan trọng. Khi nhìn nhận quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai quốc gia thì không chỉ là quan hệ của hai quốc gia, mà là quan hệ của rất nhiều quốc gia, rất nhiều tập đoàn trên quy mô toàn cầu.

Hiện nay, Việt Nam phải chia sẻ phần lớn giá trị gia tăng cho các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Với góc nhìn đó, khi phân tích quan hệ buôn bán với Trung Quốc, mà hàng dệt may và da giày là ví dụ, chúng ta hay nói, tỷ trọng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm quá lớn (da giày trên 20% và dệt may 50 - 60%).

Tuy nhiên, những con số phần trăm này chưa nhắc nhiều đến mức độ rủi ro. Nó có thể có tỷ trọng nhỏ nhưng linh kiện ấy lại nằm trong toàn bộ linh kiện sản xuất, chỉ một linh kiện gãy thì toàn bộ chuỗi giá trị đó gãy. Đây là đặc thù rất quan trọng khi nhìn nhận về sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế.

Chiến lược hội nhập kinh tế của Việt Nam dựa trên ba trụ cột. Thứ nhất, tham gia WTO, Việt Nam hy vọng có một cái nền tốt về phân bổ nguồn lực, lợi ích lan tỏa nhiều nhất theo cam kết chung. Thứ hai, gắn với khu vực Đông Á, khu vực năng động nhất về kinh tế, có mạng sản xuất phát triển nhất thế giới.

Nét đặc thù của khu vực này là thương mại nội bộ nhưng xuất khẩu đi các thị trường lớn nhất thế giới và trung tâm là ASEAN. Thứ ba, Việt Nam nhiều đối tác lớn, không chỉ để thực hiện các cam kết FTA, mà còn là vấn đề hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý... Phải hiểu đối tác lớn, không chỉ là cách họ quan hệ với chúng ta mà còn là cách họ quan hệ với nhau và với các nước khác. Phải hiểu đúng ba nội hàm ấy thì mới hạn chế được tối đa các rủi ro.

TS. VÕ TRÍ THÀNH - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương - Trình Tiêu ghi

Doanh nhân sài gòn

Các tin tức khác

>   TP.HCM tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (11/07/2014)

>   Điều hành CSTT: Kiên định mục tiêu ổn định vĩ mô (09/07/2014)

>   Chính phủ: Tình hình Biển Đông sẽ thử thách kinh tế cuối năm (09/07/2014)

>   WB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng dưới tiềm năng (08/07/2014)

>   TP.HCM: Tổng cầu của nền kinh tế chưa tăng (08/07/2014)

>   Kinh tế 6 tháng cuối năm và "biến số biển Đông" (07/07/2014)

>   Thấy gì khi lạm phát quá thấp? (07/07/2014)

>   Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ: Bài 1: Thực trạng đáng lo ngại (07/07/2014)

>   Kinh tế Hà Nội tăng trưởng thấp và không đạt kế hoạch đề ra (04/07/2014)

>   Nợ công và vấn đề dùng người (04/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật