Thứ Hai, 07/07/2014 16:48

Kinh tế 6 tháng cuối năm và "biến số biển Đông"

Kinh tế 6 tháng cuối năm sẽ phải cẩn trọng nhiều hơn trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông còn khó lường.

Kinh tế 6 tháng: Mừng nhiều hơn lo

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm, GS.TS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Nếu đánh giá một cách tổng quát, có thể nói rằng kết quả mà nền kinh tế trong nửa chặng đường đầu của năm 2014 đạt được theo các số liệu thống kê vừa công bố là “mừng nhiều hơn lo”. Về cơ bản, các điểm sáng mà nền kinh tế có được trong năm qua vẫn tiếp tục sáng. Các chỉ số kinh tế vĩ mô về tăng trưởng, lạm phát, xuất nhập khẩu, đầu tư, thu chi ngân sách… cho thấy mục tiêu “kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” vẫn đang được thực hiện.

"Tuy nhiên, đằng sau những kết quả như vậy thì vẫn còn đó ngổn ngang nhiều nỗi lo về sự trì trệ, “trầm cảm” của nền kinh tế và xuất hiện những thách thức mới đến từ “biến số biển Đông” - GS.TS Trần Thọ Đạt nhận định.

Nói rõ hơn về "biến số biển Đông", vị chuyên gia kinh tế giàu kinh nghiệm của Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang có dấu hiệu thoát đáy rõ ràng và bắt đầu quá trình hồi phục, sự căng thẳng đột ngột trong quan hệ với Trung Quốc sau vụ giàn khoan trên Biển Đông đã tạo ra một thách thức mới, tạo thêm một biến số mới trong bài toán kinh tế.

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam- Trung Quốc trong thời gian qua đã khá sâu, kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2013 tương đương khoảng 30% GDP toàn nền kinh tế.

Vì thế, GS.TS Trần Thọ Đạt đánh giá: Việc xuất hiện biến số này sẽ làm phức tạp thêm quá trình điều hành nền kinh tế không chỉ trong thời gian 6 tháng cuối năm mà sẽ là vấn đề đặt ra mang tính trung và dài hạn. Hiện tại đã có những đánh giá tác động ban đầu về kinh tế từ căng thẳng Biển Đông, tuy nhiên cần có các nghiên cứu mang tính hệ thống hơn.

Tăng trưởng dự kiến đạt 5,3%

GS.TS Trần Thọ Đạt dự báo: Các chỉ số kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm dường như chưa chịu nhiều tác động của tình hình Biển Đông, tuy nhiên từ nay đến cuối năm hay trong một vài năm tới, nếu căng thẳng Biển Đông vẫn tiếp diễn và thành rủi ro thường trực thì rõ ràng sẽ tác động nhiều đến các cân đối quốc gia. Lí do là nền kinh tế phải tiêu tốn nguồn lực trong việc đối phó với các rủi ro, lạm phát có nguy cơ gia tăng trở lại do nguồn đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc gặp khó khăn.

Dù vậy, những thách thức cũng mở ra cơ hội cho ngành sản xuất trong nước giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc, thúc đẩy sự đa dạng các chuỗi sản xuất, củng cố quyết tâm và tận dụng cơ hội tham gia các hiệp định thương mại tự do với các khu vực và nước khác.

Hiện tại đã có những kịch bản liên quan đến tác động của “biến số Biển Đông” này trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng từ nay đến cuối năm. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì với giả định nền kinh tế diễn biến theo xu thế hiện nay (có tính đến tác động của tình hình Biển Đông) thì nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế năm 2014 của Việt Nam trung bình ước đạt 5,3% và tỷ lệ lạm phát ước đạt 6,3%.

Do đó, trong thời gian tới với những biến động bất thường trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc thì chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ cần phải được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt hơn.

"Để đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8% và lạm phát 7% theo mục tiêu của Chính phủ, trên cơ sở ước lượng hàm cầu tiền và số nhân chi tiêu của nền kinh tế, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng cung ứng tiền tệ cần tăng khoảng từ 18,1% đến 19,3% so với năm 2013 và tăng chi tiêu Chính phủ phải vượt dự toán từ 11,2% đến 12,1%" - GS.TS Trần Thọ Đạt tính toán.

Lương Bằng

hải quan

Các tin tức khác

>   Thấy gì khi lạm phát quá thấp? (07/07/2014)

>   Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ: Bài 1: Thực trạng đáng lo ngại (07/07/2014)

>   Kinh tế Hà Nội tăng trưởng thấp và không đạt kế hoạch đề ra (04/07/2014)

>   Nợ công và vấn đề dùng người (04/07/2014)

>   Bài toán hướng tới tự chủ kinh tế trong "một thế giới phẳng" (04/07/2014)

>   Ngân hàng "thua lỗ thì nhập lại, không cho phá sản" (04/07/2014)

>   Tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao (04/07/2014)

>   Mục tiêu 5 năm tới là phát triển kinh tế nhanh và bền vững hơn (03/07/2014)

>   Việt Nam ở đâu trong chính sách Abenomics phiên bản mới? (03/07/2014)

>   Ủy ban Giám sát Tài chính dự báo kinh tế tăng trưởng 5,8% năm 2014 (02/07/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật