Thứ Sáu, 13/06/2014 21:53

TPHCM: Đối mới công nghệ để khỏi phụ thuộc Trung Quốc

Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân hôm nay 13-6 đã có buổi làm việc với các tổng công ty nhà nước, một số cơ quan quan chức năng để tìm cách giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc về công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu.

Chủ tịch thành phố yêu cầu các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường, nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới và phối hợp với các cơ quan chức năng nhà nước, các trường viện, nhà khoa học để đổi mới công nghệ.

Giảm phụ thuộc công nghệ, máy móc

"Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư máy, thiết bị nhưng chất lượng chưa cao, đa phần máy móc này được nhập từ Trung Quốc; trong khi các thiết bị này trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được. Do đó cần phải tìm cách kết hợp chặt chẽ hơn giữa các trường đại học, nhà khoa học với các doanh nghiệp để tạo ra những máy móc, thiết bị thay thế dần nhập khẩu", Ông Lê Hoàng Quân, mở lời bắt đầu buổi làm việc.

Ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM thừa nhận máy móc có gốc từ Trung Quốc dù có giá đầu tư ban đầu rẻ, nhưng sử dụng không bền, tiêu hao nhiên liệu, sản phẩm làm ra lỗi nhiều. Nếu thay bằng máy móc của Nhật, Đức… doanh nghiệp phải đầu tư ban đầu nhiều hơn nhưng về lâu dài vẫn có lợi hơn, ông Khoa nhận định.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM Phan Minh Tân cho biết nhiều doanh nghiệp ở thành phố rất quan tâm đến việc đổi mới công nghệ. Bước đầu đã có 29 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố lập quỹ KH-CN với số tiền lên đến hơn 380 tỉ đồng và đã chi đầu tư cho việc đổi mới công nghệ, máy móc trên 124 tỉ đồng. Đây thực sự là một nguồn lực không nhỏ so với ngân sách đầu tư của thành phố cho KH-CN, ông Tân nói.

Theo ông Tân, Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ của Sở KH-CN đã làm việc với 13 tổng công ty, doanh nghiệp có đề án đổi mới công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp tự đánh giá, đề xuất nhu cầu đổi mới công nghệ; thành phố hỗ trợ chương trình tiết kiệm năng lượng, nâng cao năng suất chất lượng. Hiện nay năng suất lao động của thành phố khá thấp, chỉ bằng 1/4 so với Thái Lan và 1/10 so với Malaysia.

Tuy vậy ông Tân vẫn lạc quan cho rằng, trong 5 năm tới thành phố sẽ có tốc độ đổi mới công nghệ mạnh hơn so với hiện nay.

Khác với sự lạc quan của ông Tân, tiến sĩ Mai Thanh Phong, đại diện trường Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng cái khác của Việt Nam so với ở Trung Quốc là việc sản xuất máy móc thiếu quá nhiều nguyên vật liệu. Hiện tại các nhà khoa học trong nước cũng chỉ có thể làm được những dây chuyền máy móc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những dây chuyền lớn có thể còn quá tầm. Tuy nhiên hoàn cảnh hiện nay cũng là cơ hội cho Việt Nam thay đổi và làm chủ dần công nghệ.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Nam, quyền trưởng ban, Ban KH-CN, Đại học Quốc gia TP.HCM, doanh nghiệp phải cùng với nhà khoa học nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm công nghệ đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp chứ không thể để đơn vị nghiên cứu tự bơi.

Chủ trương đã có nhưng cần thực hiện cho được

Ông Lê Hoàng Quân cho rằng việc đổi mới máy móc, làm chủ công nghệ chủ trương của thành phố đã có hết rồi, nhưng đến nay các đơn vị thực hiện, phố hợp chưa có chiến lược dài hơi để gắn đơn vị nghiên cứu với doanh nghiệp.

Lực lượng KH-CN hiện nay của thành phố hoàn toàn có khả năng nghiên cứu chế tạo được nhiều loại máy móc, kể cả chế tạo robot như robot chim... Sở KH-CN phải làm đầu mối để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nhân lực này, sẵn sàng hỗ trợ, tài trợ cho nguồn kỹ sư này dài hơi.

Sở Công thương phải đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị thay thế công nghệ lạc hậu, nhất là nhóm ngành quan trọng, nhưng không thể chỉ nghĩ đến việc đi mua của nước ngoài, mà phải có các trung tâm sản xuất máy móc, thiết bị thay thế dần nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu cho một số thị trường trong khu vực, ông Quân nói.

Chủ tịch UBND thành phố cam kết, ngoài tiền nghiên cứu từ ngân sách, UBND thành phố sẽ đứng ra kết nối ngân hàng với trường đại học để đầu tư nghiên cứu, cho ra sản phẩm công nghệ. Việc đó cũng góp phần xây dựng thương hiệu, uy tín của nhà trường. Trên thế giới, hầu hết các sản phẩm, công nghệ đều xuất phát từ trường đại học, viện nghiên cứu; bản thân các đơn vị nghiên cứu cũng phải học cách hoàn thiện để thương mại các kết quả nghiên cứu.

Từ cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp đều nhận định trong hoàn cảnh hiện nay cũng là cơ hội để đổi mới, làm chủ công nghệ, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.

Thái Ngọc

tbktsg

Các tin tức khác

>   Viễn thông VN sau tái cơ cấu VNPT sẽ ra sao? (13/06/2014)

>   TP.HCM và Ba Lan thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực (13/06/2014)

>   DN “chết dở” vì... “1 tỷ đồng” quy định trong Thông tư 219 (13/06/2014)

>   Ngày càng nhiều Giám đốc Tài chính “nhờ cậy” công nghệ phân tích dữ liệu (13/06/2014)

>   Hỗ trợ 100% lãi vay để giảm tổn thất nông nghiệp (13/06/2014)

>   Thị trường ô tô cũ: Trầm lắng xe rẻ, đắt hàng xe sang (13/06/2014)

>   Maersk Line vẫn lạc quan về thị trường Việt Nam (13/06/2014)

>   Cơ quan Thuế đang phải đối đầu với sự phản kháng của DN chuyển giá (13/06/2014)

>   Ứng phó ngay, tìm "lối thoát" cho xuất khẩu nông sản! (13/06/2014)

>   Hàng tắc nghẽn tại cảng (13/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật