Thứ Sáu, 20/06/2014 14:49

Ông Don Lam: Vì sao Việt Nam là đích ngắm của dòng vốn quốc tế?

Ông Don Lam – Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital cho biết, thị trường Việt Nam vẫn rất khả quan trong thời gian tới và sẽ là đích ngắm của dòng vốn đầu tư quốc tế nhờ các triển vọng về tăng trưởng kinh tế.

Ông Don Lam – Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital

Theo đó, ông Don Lam cho rằng GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với những lý do sau:

Thứ nhất, hoạt động kinh tế trong tháng 5/2014 tiếp tục mở rộng, chỉ số Sản xuất công nghiệp IPP (theo Tổng cục thống kê) đã tăng 5.6%, cao hơn so với mức 5.2% của cùng kỳ năm trước.

Thứ hai, các doanh nghiệp FDI tiếp tục phát triển, đóng góp 67% tổng giá trị xuất khẩu cả nước.

Thứ ba, chỉ số PMI (chỉ số Nhà quản trị mua hàng theo báo cáo của HSBC) tăng lên 52.5 điểm trong tháng 5 và đã giữ trên mức 50 điểm trong 9 tháng liên tiếp. Điều này cho thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng trưởng thông qua việc đã có thêm nhiều đơn đặt hàng mới và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao hơn trước. Tuy nhiên, một vài thay đổi gần đây trong các quy định về giao thông vận tải (ví dụ tăng cường kiểm soát tải trọng của xe tải đường dài) khiến thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài hơn. Chi phí sản xuất gia tăng, nhưng nhà sản xuất vẫn chưa để khách hàng chịu phần tăng ấy.

Cuối cùng, trong bối cảnh các dòng vốn FDI đang tăng rất khả quan, người đứng đầu bộ phận Chiến lược toàn cầu của Samsung đã đưa ra thông báo Samsung sẽ đầu tư nhiều tỷ USD vào các lĩnh vực khác ngoài điện thoại di động và thiết bị điện tử. Hãng sẽ đầu tư đa dạng vào xây dựng các nhà máy nhiệt điện, nhà máy đóng tàu, sân bay và nhà máy hóa dầu.

Samsung cam kết sẽ đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của hãng tại châu Á, đủ khả năng cung cấp 50% doanh số điện thoại di động trên toàn thế giới.

Qua những đánh giá đó, ông Don Lam tin tưởng GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 5.5 – 6.0% trong năm 2014.

Một điểm nữa cho thấy kinh tế Việt Nam khả quan chính là quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng vẫn đang tiếp tục thông qua việc sáp nhập và đưa VAMC vào hoạt động” - ông Don Lam khẳng định.

Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực phòng vệ

Trở lại với diễn biến thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam thời gian gần đây, liên quan đến địa chính trị, ông Don Lam tin tưởng rằng Chính phủ Việt Nam đã và đang xử lý khá tốt các vấn đề xảy ra gần đây với thái độ đúng mực và cởi mở. Việc nhà đầu tư cá nhân bán cổ phiếu ồ ạt thời gian qua lại là một cơ hội để mua nhiều cổ phiếu tốt với mức giá hấp dẫn hơn. Dù vậy, cần thận trọng với tình hình hiện tại và theo dõi chặt chẽ thị trường chứng khoán trong thời gian tới, ông Don Lam cho biết thêm.

Cũng theo vị này, TTCK Việt Nam vẫn đang rất khả quan, dựa vào các yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, về giá trị thị trường, mặc dù đã tăng lên nhưng vẫn thấp hơn 32% so với các thị trường mới nổi khác trong khu vực ASEAN (P/E 13.1x vào ngày 26/05/2014 so với 12.1x vào tháng 12/2013, trong khi trung bình các thị trường trong khu vực là 19.2x).

Thứ hai, về triển vọng thị trường, VN-Index được kỳ vọng sẽ đạt 640 điểm, tăng 10% so với tháng 02/2014 và 27% so với tháng 12/2013. Tỷ lệ P/E tăng lên 14.5x, tăng 20% so với 12.1x tháng 12/2013 nhờ vào dòng vốn ngoại tiếp tục tăng mạnh (giá cổ phiếu thấp, triển vọng từ Hiệp định TTP, triển vọng nới room cho nhà đầu tư nước ngoài).

Thêm vào đó, thu nhập được dự báo tăng 7% trong năm 2014 do lãi suất tiếp tục giảm năm 2014 (vừa giảm thêm 1% trong tháng 3) và tiêu dùng trong nước tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2013 cũng là một yếu tố cho thấy triển vọng Việt Nam đang tốt.

Song, nguy cơ lớn nhất lúc này nằm ở việc chính sách nới lỏng tiền tệ có thể đưa lạm phát quay lại.

Với những triển vọng đó, ông Don Lam cho rằng các hoạt động theo chu kỳ như cơ sở hạ tầng, bất động sản, xây dựng, môi giới chứng khoán, dầu khí, giao thông vận tải và may mặc sẽ là những lĩnh vực hoạt động tốt nhất.

Tuy nhiên, trong bối cảnh vĩ mô hiện tại, việc ưu tiên đầu tư vào cổ phiếu thuộc các lĩnh vực phòng vệ như Thực phẩm, Nông nghiệp, Vật tư nông nghiệp, Giáo dục, Dược phẩm và Tài chính (một vài ngân hàng chọn lọc) là lựa chọn tốt nhất.

Trong điều kiện lãi suất giảm, ưu tiên đầu tư Trái phiếu Chính phủ (VGB) và các sản phẩm quỹ hưu trí.

Ngoài ra, cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airport), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (Dung Quất), Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam khi cổ phần hóa cũng được cân nhắc.

Sanh Tín

Công Lý

Các tin tức khác

>   CPI được dự báo tăng nhẹ, VN-Index sẽ khép tháng 6 tại mốc nào? (18/06/2014)

>   Luật Đầu tư công: Những câu hỏi cần ngay câu trả lời (17/06/2014)

>   Nợ công của Việt Nam và những thông điệp nóng (17/06/2014)

>   Tính toán trả nợ không dễ (16/06/2014)

>   Thủ tướng chỉ đạo tăng cường độc lập, tự chủ về kinh tế (16/06/2014)

>   Kinh tế nửa cuối năm vẫn khó lường (16/06/2014)

>   Nợ công ở ngưỡng nguy hiểm: Công bố các khoản nợ để xã hội giám sát (16/06/2014)

>   Ngân sách Việt Nam nặng gánh với áp lực trả nợ (13/06/2014)

>   Xuất khẩu sốt ruột chờ VN thành nền kinh tế thị trường (13/06/2014)

>   50% vay nước ngoài, 50% vay trong nước (12/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật