Thứ Bảy, 14/06/2014 08:13

DN sắp có hành lang pháp lý “thênh thang" cho các hoạt động đầu tư?

Sáng qua (13/6), ĐBQH đã thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi). Đây là Dự thảo Luật được mong đợi để có được hành lang pháp lý “thênh thang, thông suốt hơn” cho việc thực hiện các hoạt động đầu tư sau khi Hiến pháp mới được ban hành.

Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trao đổi với PLVN và một số báo về Dự thảo Luật này, ĐB Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng: “Nên quy định thông thoáng để DN “trăm hoa đua nở”. Có thể bước đầu phải trả giá nhưng lại mua được bài học kinh nghiệm, từ đó DN có thể đứng vững trên những thị trường mới”.

Trong điều kiện DN “đủ lực” để vươn ra thị trường mới, đem lại lợi nhuận về đầu tư trở lại trong nước thời gian qua được Chính phủ khuyến khích thực hiện. Dự thảo Luật đã bổ sung nhiều quy định để vừa quản lý chặt chẽ hơn, vừa tạo hành lang pháp lý cho DN. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?

- ĐB Cao Sỹ Kiêm: Nước ta đang đi theo nền kinh tế thị trường, tư tưởng chỉ đạo về chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư thương mại, nhất là chính sách giá đang tiệm cận tới nền kinh tế thị trường. Đây là vấn đề các DN cần phải lưu ý và trang bị cho mình trước khi có quyết định đầu tư ra nước ngoài.

Theo tôi, đối với lĩnh vực này, chúng ta đang bị yếu thế vì vốn ít, trình độ quản lý thấp, công nghệ hạn chế nên đầu tư ra nước ngoài thường bị yếu thế, nhất là trong trường hợp hệ thống luật lệ của các nước hoàn chỉnh và rất nghiêm. Cho nên nếu không được trang bị cẩn thận, hiệu quả sẽ thấp và rủi ro. DN của chúng ta hiện chưa vươn ra được là như thế, hiện chỉ đầu tư lại một số lĩnh vực tại một số nước nhỏ, quanh khu vực.

Hiện nay, tại Dự thảo Luật sửa đổi, một số vấn đề như cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư ra nước ngoài; hay thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư ra nước ngoài hiện đang có 2 luồng ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng cần quản chặt hơn, nhưng cũng có ý kiến cần tạo thông thoáng hơn cho DN. Ông nghiêng về ý kiến nào?

- Tôi cho rằng, mặc dù hiện nay chưa có luật điều chỉnh, các quy định về đầu tư ra nước ngoài mới được điều chỉnh ở tầm nghị định nhưng các quy định của chúng ta vẫn thoáng, tạo điều kiện để DN vươn ra thị trường mới, chỉ có điều DN chưa đủ lực để phát triển đầu tư mạnh ở nước ngoài mà thôi. Tôi cho rằng đối với vấn đề này, nên quy định thông thoáng để DN “trăm hoa đua nở”. Có thể bước đầu phải trả giá nhưng lại mua được bài học kinh nghiệm, từ đó DN có thể đứng vững trên những thị trường mới.

Có ý kiến cho rằng, quy định chặt chẽ là nhằm quản lý, kiểm soát dòng vốn đầu tư ra nước ngoài, tránh gây thất thoát, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay?

- Quan điểm như vậy là không phải, muốn DN phát triển được thì phải mở cho DN vươn ra thế giới, tất nhiên phải từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, nếu không thì DN sẽ không bao giờ trưởng thành. Đối với DN, “đồng tiền liền khúc ruột”, họ sẽ biết cách bảo vệ “túi tiền” của mình. Trong trường hợp thua lỗ, như tôi đã nói ở trên, ắt sẽ là bài học kinh nghiệm để họ tiếp tục kinh doanh, vươn đến thành công.

Nếu cần góp ý về Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) trình Quốc hội lần này, ông sẽ góp ý vấn đề gì?

- Điều tôi lo lắng là Dự thảo Luật có quá nhiều điều, nếu tôi nhớ không nhầm thì có đến 28-29 điều để Chính phủ quy định, đây chính là “ổ khóa” khiến Luật khi ban hành sẽ chậm đi vào cuộc sống. Về tổng thể, tôi cho rằng Dự án Luật này phải là dự án luật khung mang tính dẫn dắt, hỗ trợ các luật khác trong quy định về đầu tư nói chung. Vì là luật khung mang tính dẫn dắt nên các luật khác phải tuân theo. Mặc dù có ý kiến cho rằng các luật chuyên ngành sẽ quy định cụ thể về hoạt động đầu tư có liên quan của ngành đó, tuy nhiên vẫn phải dẫn chiếu từ Luật Đầu tư này để đảm bảo tính thống nhất.

Trân trọng cảm ơn ông!

Huy Anh

Pháp luật TPHCm

Các tin tức khác

>   TPHCM: Đối mới công nghệ để khỏi phụ thuộc Trung Quốc (13/06/2014)

>   Viễn thông VN sau tái cơ cấu VNPT sẽ ra sao? (13/06/2014)

>   TP.HCM và Ba Lan thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực (13/06/2014)

>   DN “chết dở” vì... “1 tỷ đồng” quy định trong Thông tư 219 (13/06/2014)

>   Ngày càng nhiều Giám đốc Tài chính “nhờ cậy” công nghệ phân tích dữ liệu (13/06/2014)

>   Hỗ trợ 100% lãi vay để giảm tổn thất nông nghiệp (13/06/2014)

>   Thị trường ô tô cũ: Trầm lắng xe rẻ, đắt hàng xe sang (13/06/2014)

>   Maersk Line vẫn lạc quan về thị trường Việt Nam (13/06/2014)

>   Cơ quan Thuế đang phải đối đầu với sự phản kháng của DN chuyển giá (13/06/2014)

>   Ứng phó ngay, tìm "lối thoát" cho xuất khẩu nông sản! (13/06/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật