Thứ Năm, 29/05/2014 14:41

Quản lý phân bón: Cần nâng mức xử phạt

Theo số liệu tại Hội thảo "Tăng cường công tác quản lý, sử dụng giống cây trồng, phân bón trên địa bàn thành phố” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức mới đây, Hà Nội có 119 doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh phân bón; 1.891 cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp, trong đó có phân bón.

Tuy nhiên, chỉ có 55 DN đăng ký hoạt động, 7 DN đã giải thể và 57 DN đã thay đổi địa điểm nhưng không báo với cơ quan chức năng. Đa số các đơn vị sản xuất phân bón trên địa bàn thành phố đều có quy mô nhỏ, thiếu vốn, không đủ điều kiện về mặt bằng nhà xưởng. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công. Một số cơ sở nhỏ nằm rải rác trong khu dân cư thường xuyên thay đổi địa điểm nhưng không báo với cơ quan chức năng.

Các DN chân chính bị ảnh hưởng không nhỏ bởi phân bón kém chất lượng

Một con số đáng giật mình khác được đưa ra từ Cục Quản lý thị trường: 50% mẫu phân bón được kiểm tra cho kết quả chất lượng kém, nhiều mẫu phân bón chỉ có chất lượng tương đương đất tốt.

Để có thể giải quyết dứt điểm vấn nạn này, bên cạnh các đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát, nhà nước cần công bố rộng rãi những DN làm ăn gian dối để nông dân tránh xa. Đồng thời, hợp tác với các DN sản xuất phân bón có uy tín để tăng cường tuyên truyền đến nông dân và cung cấp cho thị thường đầy đủ các sản phẩm có chất lượng. Đặc biệt, cần nâng mức xử phạt đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. 

Cục Quản lý thị trường ước tính, thiệt hại mà nạn phân bón giả gây ra cho nông dân có thể lên tới 800 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, điều đáng lo hơn cả là tình trạng vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến ngày càng phức tạp, có xu hướng gia tăng một cách có hệ thống, với sự tham gia từ các đại lý buôn bán nhỏ, lẻ đến các tổ chức, DN lớn. Nguồn cung phân bón kém chất lượng không chỉ từ trong nước, mà còn đến từ nước ngoài. Trong đó, phân bón kém chất lượng nhập khẩu chủ yếu là phân hóa học như kali, DAP, SA, phân đạm... Ví dụ, phân DAP không rõ nguồn gốc thường trà trộn sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng 60% với 64% để bán với giá 64%. Chính sự “lập lờ” về hàm lượng dinh dưỡng này khiến người tiêu dùng trong nước bị thiệt hại.

Mới đây, Bộ Công Thương đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh phân bón, nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh phân bón theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP thì trong vòng 2 năm, tính từ ngày 1/2/2014 phải bổ sung đủ điều kiện. Quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón với những quy định nghiêm ngặt nhằm loại bớt các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện đã được ban hành. Tuy nhiên, chế tài này dường như cũng chưa đủ để hạ nhiệt nạn sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng. Đặc biệt là sự chồng chéo trong cơ chế quản lý thị trường phân bón: phân vô cơ do Bộ Công Thương quản lý, phân hữu cơ do Bộ NN&PTNT quản lý. Tuy nhiên, cơ chế quản lý vẫn tồn tại các kẽ hở để các tư thương trục lợi, làm ăn theo kiểu chộp giật. Các lỗ hổng trong quản lý phân bón khá nhiều do hệ thống văn bản pháp luật chồng chéo; chưa có định nghĩa chính xác về chất dinh dưỡng, mập mờ giữa phân bón và các sản phẩm tổng hợp khác cùng với những ràng buộc hạn chế quyền hạn của quản lý thị trường, mức phạt hành chính quá thấp... được xem là những lỗ hổng pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phân bón kém chất lượng phát triển.

Bùi Nga

công thương

Các tin tức khác

>   VEPR: Gốc rễ phục hồi kinh tế chưa vững chắc (29/05/2014)

>   "Luật không phù hợp nghị quyết trung ương thì căng quá!" (29/05/2014)

>   Doanh nghiệp Thái Lan tìm đối tác nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (29/05/2014)

>   Doanh nghiệp Đan Mạch muốn đầu tư vào lĩnh vực dầu khí (29/05/2014)

>   Vận tải đường thủy “được mùa” (29/05/2014)

>   Xuất khẩu rau quả đạt gần 500 triệu USD (29/05/2014)

>   Tháo gỡ vướng mắc, tận dụng thế mạnh vùng (28/05/2014)

>   Kinh tế 5 tháng: Sức cầu vẫn “đuối” (28/05/2014)

>   Địa phương sắp hết thời được cấp phát ODA "miễn phí" (28/05/2014)

>   DN Việt Nam ít sử dụng dịch vụ thuê ngoài (28/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật