Thứ Năm, 08/05/2014 22:35

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Vẫn thiếu giải pháp

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), ngành CNHT Việt Nam đã có bước chuyển biến mạnh mẽ sau gần 30 năm đổi mới. Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đang có dấu hiệu đi xuống.

Tăng trưởng chậm

Ông Nguyễn Đình Minh - Tổng thư ký Hội đồng Chính sách khoa học công nghệ quốc gia - cho biết, nhiều năm qua, Chính phủ cùng các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản, chính sách khuyến khích, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện, giá trị gia tăng của các sản phẩm CNHT còn thấp, tỷ lệ nội địa hóa của các dự án lắp ráp tại Việt Nam tăng không đáng kể. Sản phẩm cơ khí chế tạo nghèo nàn, sản lượng, giá trị đều thấp. Nhiều linh phụ kiện, trong đó có điện tử - tin học phải nhập khẩu nhiều.

Ở Việt Nam, chính sách CNHT đang tập trung ưu tiên cho lĩnh vực dệt may - da giày; linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp ôtô, điện tử, máy động lực, máy nông nghiệp và một số ngành công nghiệp công nghệ cao. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng của những ngành này chỉ đạt trên, dưới 10%, tỷ trọng sử dụng những sản phẩm từ CNHT sản xuất trong nước đạt rất thấp: dệt may chỉ đạt tỷ lệ trên, dưới 32,5%, da giày là 20%, công nghiệp lắp ráp ôtô và điện tử, tỷ trọng còn thấp hơn nhiều.

Tính đến hết năm 2013, số lượng doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực CNHT chưa đến 3.000. Trong đó, lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng khoảng 1.383 DN nhưng đến 80% là DN FDI; lĩnh vực dệt may khoảng 1.278 DN và da giày là 210 DN.

Cần giải pháp đồng bộ

Ông Trương Thanh Hoài – Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) - cho hay: Đến năm 2015, nhu cầu về vật liệu, linh phụ kiện và phụ tùng phục vụ cho sản xuất tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. Dự kiến kim ngạch nhập khẩu các ngành điện - điện tử, dệt may- da giày, thép, cơ khí chế tạo đạt khoảng 80 tỷ USD. Trong đó, ngành hàng điện tử chiếm tới 90%, dệt may – da giày chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu. Thêm vào đó các dự án lớn của khối FDI chỉ tận dụng các yếu tố đầu vào đang rẻ như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và các ưu đãi khác... Như vậy đóng góp cho nền kinh tế, cũng như tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế không như mong muốn.

Các hiệp định thương mại đã và đang đàm phán ký kết vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho ngành CNHT phát triển, ngoài ra các dự án đầu tư nước ngoài về điện tử, dệt may... cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy CNHT tại Việt Nam.

Thực tế cho thấy, các cơ chế, chính sách phát triển CNHT đã có nhưng lại thiếu giải pháp và tổ chức thực hiện khiến cho các DN khó tận dụng chính sách ưu đãi. Đơn cử như về khoa học công nghệ, sau 3 năm thực hiện chỉ có 1 DN được hưởng ưu đãi. Còn các chính sách như cho vay vốn tín dụng, ưu đãi cho DN vừa và nhỏ, thể chế hóa các ngành CNHT, xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế... thì chưa được thực hiện.

Theo ông Minh, muốn phát triển CNHT, trước hết cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến CNHT gắn liền với chính sách phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Tăng cường, nâng cao công tác chỉ đạo, phối kết hợp triển khai thực hiện, và quan trọng hơn là phải bố trí đủ nguồn vốn, cũng như xây dựng được chính sách thu hút mọi nguồn lực từ việc xã hội hóa.

Đình Dũng

công thương

Các tin tức khác

>   Kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cao su (08/05/2014)

>   VTV chưa chốt bản quyền World Cup 2014 (08/05/2014)

>   Bị hạn chế tải trọng, DN thủy sản thêm điêu đứng (08/05/2014)

>   Đại gia siêu thị đua bán hàng qua mạng (08/05/2014)

>   Mất thuộc tính “sáng tạo”, Trung Nguyên tái cơ cấu hay chấp nhận “hít khói“? (08/05/2014)

>   Thức ăn nhanh và câu chuyện "người tiên phong" (08/05/2014)

>   Thu hút đầu tư vào TPHCM tiếp tục tăng (08/05/2014)

>   Ngành bia giảm sản lượng tiêu thụ (08/05/2014)

>   Ngân hàng Đức tăng tài trợ vốn cho Việt Nam (07/05/2014)

>   Việt Nam đẩy mạnh liên kết xuất nhập khẩu trước thềm ASEAN + (07/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật