Thứ Năm, 08/05/2014 08:49

Thức ăn nhanh và câu chuyện "người tiên phong"

Triển vọng thị trường thức ăn nhanh (fastfood) Việt Nam dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm kép 7% đến năm 2017, theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor.

Thị trường này đang được chờ đợi sẽ không chỉ tăng trưởng về giá trị theo doanh thu, mà còn tăng về số lượng cửa hàng và các giao dịch.

Euromonitor dự báo các công ty trong ngành công nghiệp fastfood, đặc biệt là chuỗi thương hiệu nước ngoài, sẽ tích cực gia tăng sự hiện diện của mình thông qua việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại Việt Nam trong thời gian tới. Lối sống bận rộn, thu nhập của người dân Việt Nam tăng cao và sự ảnh hưởng từ cách sống phương Tây sẽ là những lực đẩy chính cho tốc độ tăng trưởng của fastfood.

Ngoài ra, Chính phủ cũng góp phần vào tình hình tăng trưởng, với nhiều thay đổi trong chính sách nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài có được giấy phép bán lẻ và phân phối - vốn là vấn đề cản trở trong thời gian trước.

Cạnh tranh khốc liệt

Euromonitor cho biết thương hiệu KFC dẫn đầu thị trường Việt Nam. Thực tế, KFC là một trong những thương hiệu quốc tế đầu tiên đến thị trường Việt Nam. Ưu thế cạnh tranh của nó là sự hiện diện lâu dài, giá cả phải chăng và các món ăn được tùy biến theo khẩu vị người Việt.

Trong khi đó, các đối thủ khác không ngừng đẩy mạnh hoạt động quảng bá, chủ yếu tập trung vào giá cả. Lotteria là một ví dụ khi tung ra chương trình "Daily Buzz" hồi năm 2012 để giảm giá hằng ngày cho một số món.

Khi ông Tony Chew đưa Kentucky Fried Chicken (KFC) đến Việt Nam vào năm 1997, ông đã nhìn thấy vô số cơ hội cho ngành fastfood tại TP.HCM.

Ông nhớ lại: "Vào thời điểm đó, Việt Nam còn thiếu thốn cơ sở hạ tầng cơ bản, như nguồn điện, đường sá giao thông, viễn thông, khách sạn, kết nối kinh doanh và tiếp cận thị trường. Lực lượng lao động chưa được đào tạo đúng mức và hầu hết không thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Đường sá khi đó phần lớn là xe đạp và xe máy".

Những năm đầu tiên kinh doanh ở Việt Nam chỉ là thử nghiệm. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, theo sau là dịch SARS năm 2003 và cúm gia cầm năm 2004, 2005 đã khiến thị trường fastfood gặp trở ngại. Ông Chew cho biết công ty phải mất 7 năm để hòa vốn.

Nhưng sau gần hai thập kỷ khi thị trường Việt Nam cuối cùng cũng bắt kịp các quốc gia Đông Nam Á khác, các thương hiệu fastfood nước ngoài đã ào ạt vào Việt Nam, có cả "người khổng lồ” McDonald's hay Burger King từ Mỹ. Trong ba năm qua, số lượng đơn vị nhượng quyền thương mại đồ uống và thức ăn ở Việt Nam đã tăng gần gấp 3.

Phát triển thận trọng

Tuy nhiên, Forbes trích lời chủ tịch KFC Việt Nam Tony Chew cho rằng sức mua của người tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng từ trung sang dài hạn. Còn trong ngắn hạn sẽ vẫn khó khăn.

Tạp chí Forbes cho biết những năm gần đây đã xảy ra cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành vị trí đẹp, và dù bất động sản dành cho khu vực bán lẻ hiện đại đã cải thiện thì giá thuê vẫn rất cao. Thêm nữa, đội ngũ quản lý có năng lực lại khan hiếm.

Với tình hình cạnh tranh hiện nay và cuộc chiến đấu thầu giành địa điểm đang bùng nổ, KFC chỉ phát triển một cách cẩn trọng. Ông Chew cho biết thay vì vội vã mở thêm nhà hàng, công ty sẽ tái thiết kế và nâng cấp các nhà hàng hiện có.

Doanh thu hằng tháng trung bình của một nhà hàng KFC vào khoảng 30.000 - 40.000 USD. Con số này không lớn, nhất là khi so với nhà hàng McDonald's đầu tiên ở Việt Nam trong tháng đầu tiên khai trương, phục vụ đến 400.000 lượt khách. Dù vậy, ông vẫn nhận định: "McDonald's Việt Nam là nhà hàng lớn, và đầu tiên. Sự phấn khích rồi sẽ giảm đi".

Trong năm 2013, thị trường fastfood Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) khá "khỏe mạnh" là 17%, nhỉnh hơn một chút so với mức tăng 15% trong năm 2012. Hiệu suất mạnh mẽ này đến từ việc các công ty nước ngoài tích cực khai thác để kích cầu.

Chẳng hạn từ 1 cửa hàng năm 2011, đến cuối năm 2012 Subway đã tăng lên 3 cửa hàng tại TP.HCM. Trong năm 2012, KFC Việt Nam tăng số lượng cửa hàng thêm 32%, nâng tổng số lên 129.

Tại Việt Nam, chuỗi fastfood Lotteria của Hàn Quốc đang đứng đầu về số lượng cửa hàng. Tuy vậy, dù mức tăng giá trị trên doanh thu 15% biểu hiện cho một tốc độ tăng trưởng lành mạnh, thì nó vẫn thấp hơn con số 27% của năm 2011.

Điều này phần lớn là do khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng đến không chỉ người tiêu dùng mà còn các doanh nghiệp fastfood, đặc biệt là các công ty độc lập có nguồn tài chính giới hạn.

Kết quả là trong năm 2012, dù nhiều chuỗi fastfood quốc tế gia nhập Việt Nam với lượng vốn đầu tư dồi dào nhưng hệ số tăng trưởng cũng chỉ bằng 1/2 năm trước đó.

Minh Đăng (Theo Forbes, Euromonitor)

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Thu hút đầu tư vào TPHCM tiếp tục tăng (08/05/2014)

>   Ngành bia giảm sản lượng tiêu thụ (08/05/2014)

>   Ngân hàng Đức tăng tài trợ vốn cho Việt Nam (07/05/2014)

>   Việt Nam đẩy mạnh liên kết xuất nhập khẩu trước thềm ASEAN + (07/05/2014)

>   Tháng 5/2014: VietnamPost đưa vào hoạt động thêm một đơn vị mới (07/05/2014)

>   Thống nhất quy chuẩn ghi nhãn xuất khẩu hàng sang EU (07/05/2014)

>   Vụ trưởng Vụ Pháp chế: Đủ điều kiện để áp trần giá sữa (07/05/2014)

>   Quảng Trị thành lập Trung tâm Quản lý cửa khẩu Lao Bảo (07/05/2014)

>   127 dự án Việt Nam cần kêu gọi vốn ngoại (07/05/2014)

>   SCG: Lợi nhuận quý 1/2014 đạt 5,238 tỉ đồng (07/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật