Thứ Năm, 29/05/2014 10:50

Khối lượng xuống thấp và thiếu ổn định có rủi ro?

Liệu tình trạng giao dịch cầm chừng với thanh khoản kém có khiến cho thị trường trở nên rủi ro hơn hay không?

Sự liên quan giữa khối lượng và giá

Khối lượng giao dịch được hiểu đơn giản là số lượng cổ phần (hay hợp đồng) giao dịch trong một khung thời gian cụ thể (giờ, ngày, tuần, tháng). Phân tích khối lượng giao dịch là thành phần cơ bản và rất quan trọng của phân tích kỹ thuật. Khối lượng giao dịch là động lực chính tạo ra sự dịch chuyển của giá (Nguồn: Sách Phân tích Kỹ thuật từ A-Z do Vietstock biên dịch và xuất bản).

Khối lượng thường thay đổi trước khi có sự thay đổi đáng kể của giá. Điều này là do sự thay đổi trong tương quan cung và cầu thường xuất hiện ở khối lượng trước khi có thay đổi về giá. Trong một xu hướng giá tăng (uptrend), nếu khối lượng gia tăng một cách từ từ cùng với giá thì sẽ là sự hỗ trợ cho đà tăng trưởng. Tuy vậy, nếu có sự gia tăng một cách đột biến (thường là trên 150% so với khối lượng trung bình 20 phiên) thì có khả năng đó là sự chốt lời đồng loạt của nhà đầu tư trên thị trường.

Câu hỏi đặt ra theo hướng ngược lại là nếu khối lượng duy trì ở mức thấp thì có tốt hay không? Điều này cần được xem xét dưới nhiều khía cạnh.

Khi giá đang trong một xu hướng xuống (downtrend) thì việc khối lượng tăng trưởng sẽ là dấu hiệu cho thấy đà giảm giá có thể sẽ được hãm lại nhờ vào lực cầu bắt đáy (bottom-fishing). Ngược lại, nếu đà tăng dài hạn vẫn được duy trì thì thanh khoản thấp có thể đánh dấu một giai đoạn nghỉ ngơi tạm thời của thị trường để tích lũy cho một giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Đặc biệt, nếu giá vừa trải qua một đợt sụt giảm bất ngờ (thrust down) ngắn hạn thì việc khối lượng liên tục duy trì ở mức dưới trung bình lại là tích cực. Vì điều này cho thấy lượng cung giá thấp đang cạn kiệt và nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu hạn chế bán ra (do mức thua lỗ đã khá nghiêm trọng và xu hướng tăng trưởng dài hạn chưa bị đảo ngược). VN-Index đang ở trong trường hợp này.

Khối lượng giao dịch xuống thấp nhưng không quá rủi ro

Xu hướng dài hạn vẫn giữ vững. Trong đợt điều chỉnh kéo dài từ tháng 03/2014, VN-Index đã chớm phá vỡ nhóm MA dài hạn (SMA 100, SMA 200). Điều này đã làm gia tăng lo ngại về việc xu hướng tăng trưởng dài hạn có thể bị đảo ngược hoàn toàn.

Tuy nhiên, trong 3 tuần gần đây, VN-Index đã chững lại đà giảm và vượt lên trên SMA 200. Nếu VN-Index phá vỡ SMA 100 (tương đương vùng 558 – 560 điểm) trong thời gian tới thì đà tăng trưởng sẽ quay trở lại một cách mạnh mẽ và chắc chắn.

Khối lượng giao dịch xuống thấp có rủi ro? Giai đoạn hiện nay thanh khoản liên tục thấp và thiếu ổn định nhưng nhìn chung xu hướng dài hạn vẫn giữ vững nên có thể coi đó là quá trình tích lũy cho một đợt tăng trưởng mới. Còn nếu kịch bản phá vỡ SMA 200 xảy ra thì nguy cơ giảm sâu và điều chỉnh trong dài hạn sẽ tăng lên.

Thế Phong

công lý

Các tin tức khác

>   Đã đến lúc lập Circuit Breaker cho sàn chứng khoán! (23/05/2014)

>   Góc broker: Cú nảy của đầu cơ! (23/05/2014)

>   Góc broker: Thị trường như nhảy sạp! (16/05/2014)

>   CII bị bán sàn 6 phiên liên tiếp, lỗi tại ai? (14/05/2014)

>   Đừng sợ! (09/05/2014)

>   Góc broker: Đám đông hoảng loạn! (09/05/2014)

>   Waterloo và chuyện “chiếc vòi rồng” (09/05/2014)

>   Hoàn thành mẫu hình Head & Shoulders, VN-Index sẽ ra sao? (07/05/2014)

>   Góc broker: Vùng đáy của năm! (25/04/2014)

>   Góc broker: Tìm điểm cân bằng của năm! (18/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật