Thứ Hai, 26/05/2014 11:24

“Chuông cảnh báo” sớm cho thủ tục phá sản

Sáng 26-5, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự thảo Luật phá sản (sửa đổi).

Ông Giàu cho biết có ý kiến đề nghị quy định doanh nghiệp, hợp tác xã được coi là mất khả năng thanh toán khi có nợ quá hạn lớn hơn tài sản có của doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, tiêu chí nợ quá hạn lớn hơn tài sản là một căn cứ để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên trên thực tế có trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có giá trị tài sản lớn hơn khoản nợ đến hạn nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn không thể thanh toán được khoản nợ đến hạn do không bán được tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Vì vậy, theo ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp thu quy định mất khả năng thanh toán là tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được khoản nợ đến hạn và cụ thể hóa căn cứ để xác định việc mất khả năng thanh toán khi Tòa án nhân dân xem xét ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng việc dự thảo Luật quy định dựa trên tiêu chí “không thanh toán được khoản nợ đến hạn” có ưu điểm là làm cho khả năng mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ sớm hơn, “nghĩa là có chuông cảnh báo sớm hơn”.

Đại biểu Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) đề nghị làm rõ “không thanh toán được khoản nợ đến hạn” ở đây là toàn bộ khoản nợ hay một phần khoản nợ? Ông Bộ đề nghị nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được khoản nợ đến hạn dù nhỏ hay lớn cũng cho phá sản, tránh trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ trả một phần nhỏ trong khoản nợ đến hạn rồi lấy lý do dây dưa trả nợ.

Ông Nguyễn Văn Giàu cho biết đa số ý kiến trong Quốc hội nhất trí với quy định chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu.

Nhiều ý kiến đề nghị giao Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với vụ việc phá sản phức tạp, có tài sản, người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với các vụ việc còn lại. Có ý kiến đề nghị quy định Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở đăng ký kinh doanh sẽ giải quyết vụ việc phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Dự thảo Luật nêu trên sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp lần này.

V.V.THÀNH

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Nhiều doanh nghiệp nước ngoài mở rộng sản xuất (26/05/2014)

>   Thôi đề xuất làm ngay đường sắt cao tốc (26/05/2014)

>   Doanh nghiệp kiện chủ đầu tư KCN Quang Minh ra tòa (26/05/2014)

>   Áp giá trần sản phẩm sữa không vi phạm cam kết quốc tế (25/05/2014)

>   SBIC: Sau cổ phần hóa, vẫn là... xử lý nợ (25/05/2014)

>   Phân bón giả: Ai quản, ai chống? (25/05/2014)

>   Khu công nghiệp Hiệp Phước sẽ trở thành đặc khu kinh tế về cảng (25/05/2014)

>   Giao thương với Trung Quốc: “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” (25/05/2014)

>   Doanh nghiệp logistics nội: Phát huy nội lực để cạnh tranh (25/05/2014)

>   Giải pháp giảm phụ thuộc vào xuất khẩu biên mậu (25/05/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật