Thứ Tư, 30/04/2014 09:48

Ủy ban kinh tế QH bắt đầu 'nóng ruột' vì nông nghiệp

Có quá nhiều vấn đề trong nông nghiệp cần được giải quyết cấp bách khi tình trạng người nông dân bỏ ruộng, còn quản lý ngành lại có nhiều sơ hở...

Những vấn đề này đã được các đại biểu Ủy ban kinh tế của Quốc hội nêu ra tại phiên họp toàn thể lần thứ 10 đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Phiên họp được tổ chức ngày 29/4 do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu chủ trì hội nghị.

Theo đó, bên cạnh những mặt đã đạt được như: kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế và kinh tế từng bước phục hồi... nhiều vấn đề tồn tại cũng được đề cập.

Cụ thể, kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2013 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc; bội chi ngân sách cao; hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tính bền vững của giảm nghèo còn thấp...

Đặc biệt, thực trạng nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có quá nhiều vấn đề đáng báo động. Tình trạng người nông dân bỏ đất sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp ngày càng giảm; việc quản lý chất lượng giống, phân bón nông nghiệp; vấn đề dịch bệnh...

Thực tế chuyện người nông dân một nắng hai sương nhưng cuối cùng họ cũng chẳng thu về được là bao đã diễn ra nhiều năm qua.

Ở phía Bắc nhiều người trồng lúa đã tính toán: làm một sào lúa sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng họ chỉ nhận được khoản lợi nhuận từ 50.000-80.000 đồng, tương đương với hai bát phở ở thành phố, họ đã viết đơn xin trả lại ruộng hoặc bỏ hoang.

Bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã chỉ thẳng: người nông dân luôn bị thiệt thòi vì họ gần như không có tiếng nói với chính sản phẩm của mình.

"Cơ chế đẻ ra chỉ phục vụ cho các công ty thu mua. Rõ ràng phân tích chuỗi lúa gạo thấy miếng bánh dành cho trung gian thu mua, chế biến chiếm nhiều và rất không công bằng với người sản xuất. Cơ chế thu mua lúa gạo của nông dân với giá rẻ sau đó ghìm lại để bán với giá đắt là một cách làm “chộp giật”, trong khi người dân chẳng có quyền để bảo vệ sản phẩm của mình, chẳng có ai bảo vệ", bà Hòa nói.

Vì lẽ đó, mới đây ông Bùi Sỹ Lợi, phó chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của QH cho biết sẽ đưa vấn đề nông dân bỏ ruộng tại kỳ họp Quốc hội sắp tới để Quốc Hội, Chính phủ có chính sách thiết thực cho nông dân.

Còn đại biểu Trần Du Lịch đề xuất cần một chính sách đột phá từ phía cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tái cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Phương Nguyên

Đất việt

Các tin tức khác

>   Đột phá để vươn xa (30/04/2014)

>   Cần xây dựng chính quyền vùng kinh tế (30/04/2014)

>   Cần Thơ kêu gọi Hàn Quốc đầu tư vào ba khu nông nghiệp công nghệ cao (30/04/2014)

>   'Sữa giảm giá 50.000-70.000 đồng một hộp khi được áp giá trần' (30/04/2014)

>   Dệt may trên đường đua khốc liệt (29/04/2014)

>   Thủ tướng yêu cầu sớm giảm lãi suất (29/04/2014)

>   Phạt nặng 5 công ty sữa, đề xuất áp giá trần (29/04/2014)

>   Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội nào cho DN nội địa? (29/04/2014)

>   Gỡ nút thắt về vốn đánh bắt xa bờ (29/04/2014)

>   Dệt may Việt Nam: Hàng gia công “lấn sân” (29/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật