Thứ Ba, 29/04/2014 17:00

Phạt nặng 5 công ty sữa, đề xuất áp giá trần

Năm công ty sữa đã có nhiều vi phạm trong lĩnh vực giá, cố tình phớt lờ chỉ đạo, tăng giá nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn thu lãi khủng. Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ áp giá trần cho sữa.

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính tới Thủ tướng, kết luận thanh tra 5 doanh nghiệp sữa đã hoàn tất. 5 doanh nghiệp này bao gồm Mead Johnson, Công ty Nestlle Việt Nam, CTCP sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM), công ty Friesland Campina, Công ty cổ phần dinh dưỡng 3A phân phối sản phẩm sữa Abbot.

Kết luận thanh tra cho hay, các công ty này tăng giá quá lớn. Qua kiểm tra, Bộ đã phát hiện lợi nhuận tăng lên tới 23% trong 2013.

Theo thống kê, trong thời gian từ cuối 2013 đến tháng 3/2014 có 3 công ty kê khai giá và tăng giá bán gồm: Mead Johnson tăng 16/24 sản phẩm từ 12/12/2013 với mức tăng 11% đến 30,6%; Công ty Vinamilk  tăng 27/32 sản phẩm từ 10/2/2014 và 5/32 sản phẩm tăng từ 1/2014 từ 7 đến 14%; Nestle tăng 11/24 sản phẩm từ 1/2/2014 (từ 5-9%).

Đặc biệt, việc kê khai của Nestlle Việt Nam có sai phạm khi kê khai thiếu 3/24 sản phẩm. Từ ngày 1/2 đến 31/3, Nestle tăng giá 12 sản phẩm. Mặc dù Cục Quản lý giá có văn bản đề nghị công ty giải nhưng công ty đã phớt lờ chỉ đạo, vẫn thực hiện tăng giá bán và tiền chênh lệch do tăng giá hơn 5 tỉ đồng.

Các công ty này đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá, với chi phí quảng cáo bất hợp lý, quá lớn. Bộ Tài chính đã yêu cầu điều chỉnh lại lợi nhuận, thu lại tiền thuế.

Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ biện pháp quản lý khống chế giá trần đối với sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Trong đó, bộ kiến nghị hai phương án áp giá trần, một là đăng ký giá và áp giá bán tối đa trong thời gian 6 tháng kể ngày ngày có quyết định bình ổn giá, hai là đăng ký giá bán trong 6 tháng và giá bán tối đa trong 12 tháng.

Tuy nhiên, cách tính giá trần cụ thể thế nào thì cơ quan này vẫn đang cân nhắc trên những thông số về chi phí của 5 doanh nghiệp nói trên.

Theo thanh tra, các công ty này chiếm 90% sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trong đó 3/5 công ty nhập khẩu thành phẩm phân phối (gồm Dinh dưỡng 3A, MeadJohnson và Netstle), 2 công ty nhập nguyên liệu sản xuất là Vinamilk và Friesland Campina. 5 công ty này đều mua đứt bán đoạn thông qua hệ thống đại lý khách hàng.

Phạm Huyền

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội nào cho DN nội địa? (29/04/2014)

>   Gỡ nút thắt về vốn đánh bắt xa bờ (29/04/2014)

>   Dệt may Việt Nam: Hàng gia công “lấn sân” (29/04/2014)

>   Bán hàng đa cấp: Quảng cáo sản phẩm phải xin xác nhận (29/04/2014)

>   Ngành mía đường trước nguy cơ phá sản (29/04/2014)

>   Không còn lao động giá rẻ, lấy gì làm lợi thế? (29/04/2014)

>   Cây lúa, con cá tra và người nông dân (28/04/2014)

>   Hà Nội phối hợp đối tác Nhật hoàn thiện dự án cơ sở hạ tầng (28/04/2014)

>   ‘Miếng ngon’ dành cho nước ngoài (28/04/2014)

>   Sản xuất cá tra phát triển khá tốt người nuôi có lãi (28/04/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật