Thứ Ba, 01/04/2014 09:03

PMI sản xuất tăng tốc cuối quý 1

Lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng vào cuối quý 1/2014. Cả sản lượng và số đơn đặt hàng mới đều gia tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng trước và số đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng trưởng trở lại.

Trong khi đó, số lượng việc làm lại giảm lần đầu tiên kể từ tháng 6/2013. Tỷ lệ lạm phát chi phí cũng suy giảm và các doanh nghiệp hạ nhẹ giá đầu ra.

* PMI sản xuất tháng 2 tiếp tục tăng nhưng đã chậm lại

* HSBC: PMI tháng 1 mạnh nhất 33 tháng

 

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam do HSBC và Markit Economics khảo sát đạt 51.3 điểm trong tháng 3, nhích nhẹ so mức 51 điểm trong tháng 2 và phát đi tín hiệu về sự cải thiện nhẹ của các điều kiện kinh doanh nói chung. Đồng thời, đây là tháng cải thiện thứ 7 liên tiếp của các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

Đáng chú ý trong tháng vừa qua, số đơn đặt hàng mới tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng, dẫn đến việc các doanh nghiệp sản xuất gia tăng sản lượng tháng thứ 6 liên tiếp.

Ngược lại, số lượng việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất suy giảm trong tháng qua, chấm dứt 7 tháng gia tăng liên tiếp trước đó, chủ yếu do các nhân viên nghỉ việc để tìm việc nơi khác. Ngoài ra, lạm phát chi phí đầu vào cũng suy yếu tháng thứ 3 liên tiếp.

Nhận định về số liệu PMI lần này của Việt Nam, Chuyên viên kinh tế phụ trách khu vực châu Á của HSBC, Trinh Nguyễn cho biết: “Đà gia tăng của sản xuất sản xuất cho thấy sự tăng trưởng khả quan của hoạt động xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là sang các đối tác trong khu vực khi nhu cầu của các quốc gia này suy yếu trước đà giảm tốc của Trung Quốc. Chúng tôi kỳ vọng lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ đà gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, sự suy giảm của chi phí đầu vào và nhu cầu mạnh hơn từ phương Tây”.

Bà cho biết thêm: “Đà sụt giảm của số lượng việc làm và lạm phát chi phí đầu vào phản ánh những nút thắt của nền kinh tế, đó là sự không tương xứng giữa nhu cầu và nguồn cung lao động có tay nghề cao cũng như tốc độ cải cách chậm trong lĩnh vực tài chính. Điều này hạn chế nhu cầu tiêu dùng, qua đó hạ thấp áp lực giá cả”.

Phước Phạm (Theo HSBC)

Công Lý

Các tin tức khác

>   Kinh tế đối ngoại quý I: Những điểm sáng (30/03/2014)

>   Tỷ lệ thất nghiệp trong quý 1 là 2,18% (30/03/2014)

>   GS.TS Trần Thọ Đạt: Muốn thoát bẫy thu nhập trung bình, tăng trưởng phải trên 7,2%/năm (28/03/2014)

>   CPI giảm, doanh nghiệp càng khó khăn (28/03/2014)

>   Chuyên gia Nhật: "Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình" (27/03/2014)

>   Nợ công & đầu tư công: Bài toán chưa lời giải (25/03/2014)

>   Sức mua và niềm tin (25/03/2014)

>   GDP quý 1 tăng cao nhất trong 3 năm (24/03/2014)

>   Vì sao lạm phát quý 1 thấp nhất 13 năm? (24/03/2014)

>   Mỗi người dân Việt Nam đang 'gánh' gần 20 triệu nợ công (24/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật