Thứ Tư, 26/03/2014 09:10

Cước tàu biển tiếp tục tăng từ đầu tháng 4

Các hãng tàu vừa gửi thông báo đến khách hàng báo tăng giá cước hàng trăm đô la Mỹ mỗi container hàng hóa xuất lẫn nhập khẩu đến và đi từ Việt Nam và các thị trường lớn như Mỹ, EU, Úc.

Hãng tàu Hapag-Lloyd thông báo từ ngày 1-4 tới sẽ tăng giá cước tàu cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam, đến Mỹ và Canada với mức tăng 240 đô la Mỹ/container 20 feet, 300 đô la Mỹ/container 40 feet.

Cùng thời điểm, hai hãng tàu container là Cosco và U.S.Lines cũng thông báo tăng giá cước vận chuyển cùng tuyến với mức tăng tương tự.

Ở chiều ngược lại, hãng tàu Hapag-Lloyd và các hãng tàu khác cũng dự định tăng cước từ ngày 15-4 với mức tăng từ 40 đô la Mỹ đến 100 đô la Mỹ đối với container 20 feet và 40 feet.

Các hãng tàu cũng tăng giá cước đối với các tuyến khác, cụ thể mức tăng đối với hàng hóa xuất khẩu từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, đến các nước Bắc Âu và Địa Trung Hải là 150 đô la Mỹ đối với container 20 feet và 250 đô la Mỹ đối với container 40 feet từ ngày 1-4.

Cước tàu từ các nước, trong đó có Việt Nam, đến Úc cũng tăng 200 đô la Mỹ đến 400 đô la Mỹ/container đối với các loại container 20 và 40 feet.

Giải thích trong thông báo, các hãng tàu cho biết giá cước tàu biển hiện nay không đủ để bù vào chi phí hoạt động và chi phí vận tải, trong đó có chi phí xăng dầu trong tuyến.

Trong khi đó theo biểu đồ giá dầu thô thế giới, so sánh các loại thành phẩm từ ngày 9-1 đến ngày 19-3, giá dầu thô dao động không đáng kể dưới mốc 100 đô la Mỹ/thùng.

Theo giám đốc một hãng tàu nước ngoài có trụ sở ở quận 1, thực tế giá xăng dầu chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến giá cước tàu; nguyên nhân chủ yếu là các hãng tàu đang tìm cách bù lỗ cho dư thừa công suất của các hãng tàu biển lớn trên thế giới được dự báo sẽ tiếp tục trong 2 năm tới.

“Nguồn cung tàu container so với nhu cầu hàng hóa đang có sự chênh lệch”.

Ông Phan Thông, Tổng thư ký Hiệp hội chủ hàng nhận xét việc tăng cước, phát sinh phụ phí vẫn không được kiểm soát hoặc có cơ chế quản lý phù hợp. Theo ông việc tăng cước còn được thông báo trước nhưng áp dụng các phụ phí ra sao thì không được kiểm soát. Các chủ hàng không nắm được lý do vì sao phát sinh và áp dụng trong bao lâu.

Phạm Thái

tbktsg

Các tin tức khác

>   Chuyển giá: “Lỗ hổng” từ chính sách (26/03/2014)

>   Ba nút thắt phải gỡ để phát triển nhanh, bền vững (26/03/2014)

>   USAID công bố hỗ trợ tại Việt Nam 2014-2018 (26/03/2014)

>   Phí “bôi trơn”, xã hội sẽ phải gánh! (26/03/2014)

>   Mỗi tháng xuất siêu gần 1,5 tỷ USD (25/03/2014)

>   Hiệp hội chủ hàng: Các hãng tàu vẫn bắt tay nhau tăng cước (25/03/2014)

>   Việt Nam có sàn giao dịch trực tuyến Bitcoin đầu tiên? (25/03/2014)

>   14 dự án quan trọng của nhà thầu Nhật Bản JTC tại Việt Nam (25/03/2014)

>   Ngành da giày – túi xách trước cơ hội TPP: Nhà đầu tư nước noài chờ… hưởng lợi (25/03/2014)

>   Việt Nam xuất khẩu ôtô: Tin được không? (25/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật