Thứ Hai, 10/03/2014 08:52

Cổ phiếu ngành nào sẽ được hưởng lợi năm 2014?

Dầu khí, Dệt may, Tiện ích công, Vật liệu xây dựng (bao gồm Thép) và Cảng biển là 5 nhóm ngành chính được CTCK Rồng Việt (VDS) đánh giá sẽ có triển vọng khả quan trong năm 2014.

Theo VDS, điểm nóng của nền kinh tế trong năm 2014 vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, do đó các ngành kinh doanh khả quan vẫn xoay quanh khu vực tập trung dòng vốn đầu tư (đầu tư công, FDI, tư nhân…) và được hưởng lợi từ sự hồi phục của thị trường xuất khẩu. Theo đó, Dầu khí, Dệt may, Tiện ích công, Vật liệu xây dựng (bao gồm Thép) và Cảng biển là 5 nhóm ngành chính được đánh giá cao.

Dầu khí: Tiếp tục tích cực

Bên cạnh kế hoạch đầu tư vốn năm 2014 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) tăng 33% so với năm 2013, ở mức 101.6 nghìn tỷ đồng, VDS cho rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thăm dò và dịch vụ dầu khí sẽ vẫn tăng trưởng tốt bởi giá dịch vụ (cho thuê giàn khoan, thăm dò, khảo sát, tàu biển,...) vẫn trong xu thế tăng dưới ảnh hưởng chung từ khu vực (hoạt động thăm dò và khai thác mỏ mới cũng được đẩy mạnh ở các nước khu vực Châu Á). Ngoài ra, ngành công nghiệp khí tiếp tục phát triển do sức cầu đối với khí còn rất lớn. Nhiều dự án khí kỳ vọng sẽ được xúc tiến đẩy mạnh trong năm nay.

Bên cạnh đó, hoạt động M&A sẽ sôi động hơn khi lộ trình của Đề án Tái cấu trúc Tập đoàn Dầu khí tiến gần với thời gian kết thúc (2015). Theo đó, các công ty thành viên buộc phải tinh gọn lại bộ máy hoạt động, các công ty cấp III không được hoạt động theo mô hình mẹ-con,... Việc thoái vốn ở các công ty thành viên trong PVN sẽ là cơ hội để các nhà đẩu tư trong và ngoài nước quan tâm hơn đến ngành này.

Các cổ phiếu được VDS đánh giá cao bao gồm GAS, PVD, PVSPXS.

Dệt may: Kỳ vọng lớn vào TPP

Ngành Dệt may Việt Nam năm 2014 được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn từ sự hồi phục của kinh tế thế giới và việc ký kết hiệp định TPP.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, các thị trường chiếm hơn 70% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, đang có sự cải thiện khá tích cực, hứa hẹn gia tăng nhu cẩu đối với hàng dệt may của Việt Nam.

Bên cạnh đó, dù hiệp định TPP vẫn còn trong giai đoạn đàm phán nhưng thời điểm ký kết đang đến gần, thúc đẩy các nước thành viên TPP chuyển dần các đơn hàng sang Việt Nam nhằm đón đầu việc cắt giảm thuế quan. Xu hướng nhiều vốn FDI mới đổ vào ngành Dệt may sẽ đẩy cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt. Ngoài ra, hiệp định TPP cũng có những quy định khắt khe hơn về nguồn gốc xuất xứ, công nghệ và lao động có khả năng làm tăng chi phí doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn có thể được bù đắp bởi sự gia tăng sản lượng xuất khẩu.

Qua đó, VDS vẫn đánh giá tích cực đối với ngành dệt may Việt Nam năm 2014 và cổ phiếu tốt trong ngành chính là TCM - công ty dệt may niêm yết duy nhất đã đáp ứng được điều kiện "từ sợi trở đi" của TPP và có thể được hưởng thuế suất nhập khẩu 0% vào thị trường Mỹ khi TPP có hiệu lực.

Tiện ích công: Tăng trưởng khả quan

Theo VDS, việc đàm phán giá bán điện để ký kết hợp đồng giữa EVN và các doanh nghiệp sản xuất điện vẫn đang được thực hiện. Được biết, giá bán đàm phán sẽ bao gồm giá nguyên liệu đẩu vào, chi phí khấu hao, nhân công và một tỷ suất lợi nhuận cố định. Do đó, việc đàm phán thành công giá bán điện với EVN không giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất điện, song nếu được hồi tố phần chênh lệch giá đàm phán với giá tạm hạch toán của các năm trước có thể mang lại lợi nhuận đột biến.

Đối với ngành Khí đốt, do nhu cầu sử dụng khí công nghiệp dự báo tiếp tục tăng lên trong năm 2014 nhờ sự tăng trưởng hoạt động sản xuất của cả các doanh nghiệp hiện tại và đầu tư FDI mới. Việc tăng giá khí đầu vào đối với khí áp thấp và khí CNG không còn là áp lực quá lớn lên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

PGS, PGD, VSHPPC là 4 cổ phiếu được VDS nâng cao triển vọng năm 2014.

Vật liệu xây dựng: Giảm tồn kho, lợi nhuận cải thiện

Năm 2014, cùng với sự phục hồi nhẹ của nền kinh tế và những chính sách hỗ trợ của nhà điều hành đối với lĩnh vực bất động sản - xây dựng – vật liệu xây dựng, kỳ vọng đầu ra cho các sản phẩm vật liệu xây dựng sẽ lạc quan hơn. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng cung dư thừa do thị trường xây dựng chưa phục hồi mạnh, chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với nhóm hàng vật liệu xây dựng (đặc biệt là xi măng) tiếp tục được Bộ Xây dựng ủng hộ, sẽ là những yếu tố giúp các doanh nghiệp sản xuất thuộc nhóm ngành vật liệu xây dựng giảm được hàng tồn kho và thu hồi vốn trong năm 2014.

Ngoài ra, nếu thiện thực giảm lãi suất cho vay còn khoảng 1-2%, có thể thấy áp lực về chi phí tài chính đối với các doanh nghiệp sản xuát nguyên liệu vật liệu xây dựng sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, sự phân hóa có thể diễn ra do áp lực cạnh tranh trên thị trường VLXD (đặc biệt là xi măng, sắt thép) buộc một số doanh nghiệp hoặc phải giảm công suất hoạt động hoặc phải hạ giá bán khi xuất khẩu cũng như cạnh tranh để tiêu thụ trong nước.

VDS cho rằng nhà đầu tư (NĐT) có thể quan tâm trở lại các doanh nghiệp VLXD và theo dõi sự phục hồi của ngành này kể từ năm nay. Những cổ phiếu được đưa vào danh mục theo dõi gồm BMP, NTP, HOM, HPG, HSG.

Cảng biển: Động lực tăng từ tăng trưởng thương mại

Ngành Cảng biển dự kiến sẽ giữ được nhịp độ hoặc tăng trưởng nhẹ trong năm 2014 cùng với sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất trong nước và thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, hiệp định TPP được ký kết tới đây cũng sẽ thúc đẩy các nước thành viên TPP chuyển dần đơn hàng từ các nhà cung cấp khác sang Việt Nam. Đồng thời, việc mở rộng sản xuất cũng là động lực để các doanh nghiệp trong nước tăng cường nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị. Đây đều lầ những yếu tố góp phần gia tăng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và doanh thu của các doanh nghiệp cảng biển.

Theo đó, GMD, VSCTCL có thể là những doanh nghiệp thu lợi nhiều nhất.

>> Xem báo cáo chi tiết

Phương Châu

Công Lý

Các tin tức khác

>   Xu thế dòng tiền: Đầu cơ rủi ro đang là “mốt” (09/03/2014)

>   Góc nhìn 10 – 14/03: Điều chỉnh tích lũy? (09/03/2014)

>   Góc nhìn 07/03: Tiếp tục tăng nhẹ! (06/03/2014)

>   Góc nhìn 06/03: Giằng co! (05/03/2014)

>   Dự đoán rổ cổ phiếu FTSE Vietnam Index ETF trước kỳ đảo danh mục đầu tiên năm 2014 (05/03/2014)

>   Góc nhìn 05/03: Không còn nguy cơ giảm sâu (04/03/2014)

>   Góc nhìn 04/03: Chốt lời, giảm margin? (03/03/2014)

>   Thị trường tháng 3: Tâm điểm dòng vốn ngoại? (04/03/2014)

>   Cổ phiếu đáng chú ý đầu tháng 3 (03/03/2014)

>   Góc nhìn 03-07/03: Xu hướng điều chỉnh (02/03/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật