Thứ Ba, 11/02/2014 18:52

Góc nhìn 12/02: Thận trọng quan sát thị trường

Hai chỉ số bất ngờ đảo chiều vào cuối phiên 11/02 đưa các công ty chứng khoán vào trạng thái lo ngại thị trường sẽ suy giảm trong ngắn hạn. Vì vậy, họ khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng hơn, chú ý đến quản trị rủi ro cho danh mục đầu tư.

Tăng giảm xen kẽ

CTCP Chứng khoán FPT (FPTS): Diễn biến phiên 11/02 cho thấy thị trường chung đang phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố nội tại ở một số thời điểm, trong phiên này nhà đầu tư nước cũng ngoài tăng mạnh mua ròng nhưng không đủ để hỗ trợ thị trường duy trì sắc xanh cho đến hết phiên. Tâm lý thận trọng và lo ngại của một bộ phận nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu đã mạnh hơn và trở thành yếu tố thử thách sức mạnh của thị trường trong ngắn hạn.

Theo đó, những phiên tăng giảm xen kẽ sẽ vẫn là diễn biến chính của các chỉ số trong một vài phiên tới. Với những tín hiệu nhạy cảm như phiên 11/02 thì FPTS khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì sự bình tĩnh, bám sát diễn biến thị trường và khối ngoại để có thể đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho danh mục hiện tại.

Quan sát thị trường

CTCP Chứng khoán đầu tư Việt Nam (IVS): Sàn HOSE đã có một phiên giao dịch mạnh, vượt trên cả phiên 21/11/2013 về khối lượng lẫn giá trị và tạo ra một kỷ lục mới. Điều đó chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới xu hướng của thị trường cũng như tâm lý của nhà đầu tư, nhất là khi họ đã bán ra phiên 11/02. Nhịp đảo chiều là bất ngờ, nhưng đây không phải là lần đầu tiên thị trường diễn ra kiểu này vì thế nhà đầu tư cũng đã được tôi luyện nhiều và ngày càng bản lĩnh. Tất nhiên các chiến lược cũng sẽ bị ảnh hưởng và điều cần làm là quan sát thị trường.

Những phiên tới đây, sức ép từ bên bán vẫn duy trì nhưng không quá mạnh. Thị trường được kỳ vọng sẽ cân bằng trở lại nhờ vào lực mua từ khối ngoại. Những diễn biến tiếp theo sẽ cho thấy rõ xu hướng tốt hơn là chỉ nhìn vào một phiên giao dịch ngày 11/02.

Cơ hội để lướt sóng

Công ty chứng khoán ACB (ACBS): Về mặt kỹ thuật, kháng cự 560 cho thấy sức mạnh khi đẩy VN-Index lùi lại khá sâu trong phiên 11/02. Khối lượng cao ở mức lịch sử là yếu tố tiêu cực rất đáng chú ý. Tuy nhiên, xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index vẫn chưa bị phá vỡ và chỉ số này có thể tiếp tục giằng co trong vùng hẹp 547-560 trong một vài phiên nữa, tạo ra cơ hội lướt sóng khá tốt.

Với HNX-Index, cây nến Gravestone Doji hình thành đi kèm khối lượng giao dịch lớn là cảnh báo tiêu cực cho các phiên tới. Ở chiều giảm, HNX-Index sẽ nhận được hỗ trợ ở mức 74.6 hoặc xa hơn là 72.4. ACBS duy trì quan điểm thận trọng với xu hướng ngắn hạn của chỉ số này.

Nhìn chung, thị trường hiện đang biến động mạnh với các phiên tăng giảm xen kẽ sau khi tăng vọt trong nhiều tháng. Do đó, các bẫy tăng hoặc giảm điểm có thể xuất hiện nhiều trong giai đoạn này nên việc mua đuổi giá là rất rủi ro.

Ở bức tranh lớn hơn, ACBS duy trì quan điểm lạc quan với thị trường nhưng các sóng điều chỉnh giảm là cần thiết để làm mới lại lực cầu. Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi giá ở thời điểm hiện tại.

Tín hiệu không rõ ràng

CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS): Thị trường bất ngờ có sự điều chỉnh mạnh về cuối phiên 11/02. Mặc dù chốt phiên, mức độ giảm điểm của cả hai chỉ số không quá lớn nhưng việc sụt giảm mạnh chỉ trong thời gian rất ngắn (trước khi diễn ra phiên ATC) bằng các lệnh bán ra khối lượng lớn đã khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ và không phản ứng kịp. Nhiều khả năng các lệnh bán ra bất ngờ về cuối phiên xuất phát từ nhà đầu tư trong nước bởi khối ngoại vẫn mua ròng ở mức rất lớn (165 tỷ đồng) trên sàn HOSE.

Việc xác định hoạt động bán ra này nhằm mục đích chốt lời hay “tháo chạy” cần thêm thời gian để kiểm chứng nhưng rõ ràng việc một lượng vốn lớn tạm thời rút ra khỏi thị trường (hơn 3,600 tỷ đồng) có thể sẽ ảnh hưởng tới lượng cầu cũng như tâm lý giao dịch của nhà đầu tư trong các phiên sắp tới. Nếu dòng tiền không sớm được bổ sung trong phiên 12/01 thì tâm lý lo ngại có thể sẽ gia tăng hơn nữa.

Trong bối cảnh hiện tại, BVSC cho rằng nhà đầu tư chỉ nên giữ một tỷ trọng cổ phiếu ở mức trung bình thấp và đứng ngoài quan sát. Việc tích lũy cổ phiếu trở lại cho danh mục ngắn hạn chỉ nên xem xét khi có tín hiệu rõ ràng hơn về dòng tiền.

Cẩn trọng quản lý rủi ro

CTCK MayBank Kim Eng (MBKE): Về kỹ thuật, phiên giảm điểm ngày 11/02 đã khiến cho sự tăng điểm không có được phiên nhắc lại. Trong 10 phiên trở lại đây thị trường chỉ tích lũy trong khoảng từ xấp xỉ 550 tới 565 điểm. Các phiên tăng và giảm trong vài phiên này ít có ý nghĩa kỹ thuật, do trên thực tế thị trường hầu như chỉ dao động trong khoảng hẹp.

Nhìn rộng hơn, đây là giai đoạn tích lũy đi ngang sau đợt tăng giá kéo dài từ trước Tết Nguyên đán. Bên cạnh dấu hiệu chốt lời mạnh mẽ và việc không có được phiên tăng nhắc lại, nếu VN-Index rớt xuống dưới mức 548 thì đây là cảnh báo rằng thị trường có thể điều chỉnh xuống thấp hơn.

MBKE cho rằng vấn đề trọng tâm trong giai đoạn hiện tại là việc quản lý rủi ro. Các nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và gán các lệnh dừng trạng thái nếu giá trượt xuống dưới một mức độ nhất.

Mỹ Hà tổng hợp

công lý

Các tin tức khác

>   Thị trường bất ngờ đảo chiều 30 phút cuối, liệu có đáng ngại? (11/02/2014)

>   Chứng khoán BSI: Thị trường tháng 2 sẽ dao động với biên độ lớn (11/02/2014)

>   TS Lê Đăng Doanh: ‘Không để công ty Trung Quốc kiểm soát thị trường' (11/02/2014)

>   Góc nhìn 11/02: Rủi ro điều chỉnh vẫn còn? (10/02/2014)

>   Cổ phiếu tốt đầu năm Giáp Ngọ (10/02/2014)

>   Góc nhìn 10-14/02: Điều chỉnh? (09/02/2014)

>   Tuần 10 - 14/02: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (08/02/2014)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 10 - 14/02/2014 (09/02/2014)

>   Bộ trưởng Tài chính: Năm nay chủ động hút vốn ngoại vào chứng khoán (07/02/2014)

>   Chứng khoán Tháng 02/2014: Đầu cơ “nhấp nhổm” trở lại (07/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật