Thứ Sáu, 07/02/2014 09:44

CPI tăng thấp: Tín hiệu khác thường

Thông thường Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng đầu năm có mức tăng trên 1%, thậm chí có những năm chỉ số này lên đến trên 2%. Thế nhưng, tháng đầu năm 2014 (đồng thời là dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ) CPI chỉ tăng 0,69%, mức thấp nhất trong 5 năm gần đây và được coi là tín hiệu khác thường.

Nguồn cung hàng hóa khá dồi dào, thậm chí nhiều nơi ở trong tình trạng dư thừa, trong khi sức tiêu thụ chỉ tăng ở mức thấp, đó là hiện trạng đáng lo ngại hơn là đáng mừng. Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của số đông người lao động chưa được cải thiện, trong điều kiện như vậy mức tiêu thụ hàng hóa (kể cả thời điểm "cao trào” Tết Nguyên đán) không thể ngang bằng so với cùng kì các năm trước đó. Không chỉ các tỉnh nghèo mà kể cả những trung tâm kinh tế của cả nước như Hà Nội và TP. HCM, CPI tháng đón Tết Nguyên đán cũng tăng rất thấp (CPI của Hà Nội tăng 0,7%, và TP HCM chỉ tăng vỏn vẹn 0,4%). Tiêu thụ hàng hóa ở mức thấp trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kìm hãm sản xuất và gia tăng mức tồn kho.

Mặt hàng lương thực và ngành hàng giao thông vận tải đứng đầu về mức tăng CPI, với chỉ số lần lượt là 1,33% và 1,2%. Với giao thông vận tải trong dịp tết nguyên đán tăng mạnh CPI là chuyện không có gì lạ, gần như đã trở thành quy luật, tuy nhiên mặt hàng lương thực đứng đầu về mức tăng CPI lại trở thành vấn đề đáng lo ngại. Là quốc gia xuất khẩu gạo thuộc tốp đứng đầu thế giới vậy mà, trong dịp tết nguyên đán, CPI của lương thực tăng vọt điều đó chứng tỏ vấn đề an ninh lương thực chưa thật sự vững chắc. Tết nguyên đán vừa qua, Chính phủ phải huy động nguồn hàng dự trữ quốc gia với hàng chục ngàn tấn gạo cứu đói cho người dân ở nhiều địa phương. Theo nhận xét của nhiều chuyên gia kinh tế, nếu không có nguồn hàng cứu trợ của Chính phủ, CPI mặt hàng lương thực trong dịp tết nguyên đán còn tăng hơn nhiều.

Trước, trong và sau tết nguyên đán 2014 cho thấy nghịch lí về vấn đề bình ổn giá. TP HCM không thực hiện bình ổn giá nhưng CPI chỉ tăng 0,4%. Hà Nội chỉ ra hơn 300 tỉ đồng thực hiện chính sách bình ổn giá nhưng CPI lại tăng 0,7% (cao hơn 0,3% so với TP HCM). Thực tế ấy không phủ nhận bình ổn giá nhưng cũng cho thấy nếu thực hiện chính sách đó không thực chất, chạy theo phong trào sẽ không đem lại hiệu quả cho người tiêu dùng mà chỉ có lợi cho những đơn vị được giao nhiệm vụ bán hàng bình ổn giá.

Sức mua trên thị trường, kể cả trong dịp tết nguyên đán, thấp hơn nhiều so với cùng kì của nhiều năm. Chỉ số ấy tự nó trở thành tín hiệu cho thấy đời sống của số đông người dân còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế 2014 còn phải chống chọi với nhiều thách thức.

Bá Tân

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   GDP chạy đi đâu? (06/02/2014)

>   HSBC: PMI tháng 1 mạnh nhất 33 tháng (06/02/2014)

>   TS.Cao Sỹ Kiêm: Ổn định vĩ mô, tạo động lực cho 2014 (06/02/2014)

>   Ổn định kinh tế vĩ mô - bài học không mới nhưng dễ quên (05/02/2014)

>   Phó Thủ tướng nói về "binh pháp" trong điều hành kinh tế (05/02/2014)

>   Vốn FDI giảm mạnh, nhưng không đáng lo (05/02/2014)

>   Nền kinh tế với nhiều kỳ vọng mới (03/02/2014)

>   Thành công là một hành trình (03/02/2014)

>   Khi nào con hổ thức giấc? (03/02/2014)

>   “Bắt mạch” kinh tế Việt Nam 2014 (03/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật