Thứ Năm, 06/02/2014 16:39

GDP chạy đi đâu?

Chưa năm nào tình hình kinh tế lại khiến tôi thờ ơ như năm 2013. Sự thờ ơ này có nhiều nguyên do, trong đó có sự thực là đã qua nhiều năm các thông tin về tình hình kinh tế dường như không có liên quan gì đến đời sống thực sự của người dân nói chung.

 

Diễn biến tăng trưởng GDP của Việt Nam, từ 1986 đến 2012 - Nguồn: WB

Song, có lẽ do “bệnh nghề nghiệp” nên một câu hỏi thỉnh thoảng lại xuất hiện trong đầu, đó là nếu nhìn GDP từ góc độ thu nhập gồm thu nhập từ lao động, thu nhập từ vốn và thuế gián thu, thì khoản nào trong 3 khoản này tăng trưởng bao gồm tăng giá trên 10% (5,42% tăng lượng và xấp xỉ 7% tăng giá); nếu tăng trưởng năm 2013 như vây thì GDP nó chạy đi đâu?

Nhìn vào chỉ tiêu xuất nhập khẩu theo sở hữu và theo một số học giả ở Fulbright thì phải chăng nó chạy vào khu vực FDI và chạy vào một số doanh nghiệp độc quyền?

Trong cả hai trường hợp này thì việc tăng trưởng GDP dường như không còn ý nghĩa với người dân. Như vậy, dù không hô hào gì, không có dự án rầm rộ nào, nhưng cơ cấu về sở hữu đang dịch chuyển từ khu vực kinh tế trong nước sang khu vực FDI và tiền quy tụ vào một nhóm thiểu số trong cộng đồng dân cư?

Nhìn sâu hơn vào cấu trúc kinh tế thông qua sự lan tỏa của cầu đến cung có thể rút ra qua những tính toán là: cơ cấu nền kinh tế đã thay đổi, và nhiều khả năng là thay đổi theo hướng chuyển từ trường phái Keynes (đường cung nằm ngang - tăng cầu làm tăng cung mà không tăng giá) sang gần hơn với trường phái classical (đường cung thẳng đứng-tăng cầu chỉ làm tăng giá). Nó cũng phù hợp với xu hướng lạm phát trong những năm qua.

Một khả năng để lý giải điều này là những phát triển về số lượng trong nước (tăng lao động, tăng khai thác tài nguyên) sắp bão hòa và mọi can thiệp về phía cầu không còn kích thích được phía cung nữa. Ý nghĩa chính sách của điều này là những chính sách khuyến khích tăng cần tập trung vào công nghệ và hiệu quả (efficiency) chứ không thể tập trung vào mở rộng sản xuất vào các ngành sử dụng nguyên liệu và lao động thô như trước.

Và để tập trung được vào kinh tế tri thức và hiệu quả, cần định hướng cấu trúc lại nền kinh tế đúng hướng và cải thiện về thể chế, như thông điệp đầu năm của Thủ tướng đã nêu.

Bùi Trinh

vneconomy

Các tin tức khác

>   HSBC: PMI tháng 1 mạnh nhất 33 tháng (06/02/2014)

>   TS.Cao Sỹ Kiêm: Ổn định vĩ mô, tạo động lực cho 2014 (06/02/2014)

>   Ổn định kinh tế vĩ mô - bài học không mới nhưng dễ quên (05/02/2014)

>   Phó Thủ tướng nói về "binh pháp" trong điều hành kinh tế (05/02/2014)

>   Vốn FDI giảm mạnh, nhưng không đáng lo (05/02/2014)

>   Nền kinh tế với nhiều kỳ vọng mới (03/02/2014)

>   Thành công là một hành trình (03/02/2014)

>   Khi nào con hổ thức giấc? (03/02/2014)

>   “Bắt mạch” kinh tế Việt Nam 2014 (03/02/2014)

>   Tái cơ cấu kinh tế: Mã đáo thành công (03/02/2014)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật